Chỉ số KPI đã quá quen thuộc với nhiều lĩnh vực, trở thành yếu tố quan trọng để tăng cường quản lý nâng cao hiệu suất công việc. Bảng KPI được lập ra giúp nhà quản lý xây dựng chiến lược và kế hoạch làm việc hiệu quả, hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc.
Sử dụng bảng kpi mẫu giúp người mới lập kế hoạch công việc cho dự án, phòng ban trong từng lĩnh vực hiệu quả. Chia sẻ dưới đây về xây dựng chỉ số kpi và bảng kpi mẫu sẽ giúp bạn đọc hiểu và có lựa chọn phù hợp.
Tìm hiểu về chỉ số kpi
Công việc cần được đo lường để đánh giá hiệu suất làm việc. KPI trở thành chỉ số quan trọng trong quản trị nhân viên, quản lý dự án hiệu quả.
Nhiều bảng kpi mẫu trên thị trường mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, người quản lý cần hiểu rõ bản chất và giá trị mà chỉ số kpi mang lại để sử dụng biểu mẫu hiệu quả.
Chỉ số kpi là gì?
Trong nhiều dự án, môi trường làm việc, chỉ số kpi quen thuộc và được áp dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Vậy, chỉ số kpi là gì?
Thuật ngữ kpi là chỉ số đo lường, đánh giá hiệu suất công việc của một cá nhân, bộ phận, phòng ban hay toàn bộ doanh nghiệp.
Chỉ số kpi được xây dựng tùy theo đặc trưng từng lĩnh vực, quy mô dự án, năng lực của nhân viên để là dấu mốc đánh giá năng lực làm việc, mục tiêu hướng đến cho các đối tượng.
Mỗi bộ phận sẽ sử dụng chỉ số kpi khác nhau, được xây dựng cân đối giữa năng lực làm việc và mục tiêu tổng thể cần đạt được.

Kpi đóng vai trò gì với doanh nghiệp?
Chỉ số kpi quen thuộc trong môi trường doanh nghiệp, tổ chức. Công cụ đắc lực hỗ trợ đánh giá quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của kpi với doanh nghiệp có thể mô tả ở những điểm sau:
- Chỉ số kpi sẽ là công cụ đắc lực để doanh nghiệp làm căn cứ đảm bảo người lao động thực hiện đúng nhiệm vụ của từng vị trí được giao.
- Chỉ số kpi đảm bảo công việc được định lượng một cách chính xác và đảm bảo hiệu suất. Từ chỉ số kpi đánh giá hiệu suất làm việc và đưa ra biện pháp xử lý, cải thiện phù hợp.
- Dựa trên chỉ số kpi doanh nghiệp đánh giá, chấm điểm năng lực nhân viên một cách minh bạch, rõ ràng, tạo tính thống nhất cho toàn bộ hệ thống.
Không chỉ cần thiết cho doanh nghiệp, với nhân viên và cá nhân, chỉ số KPI là dấu mốc và mục tiêu để nhân viên cố gắng làm việc. Bảng kpi chi tiết sẽ giúp xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả.
Bảng kpi mẫu là gì?
Bảng kpi mẫu xuất hiện nhiều trên các trang web, diễn đàn chia sẻ cho phép người dùng dễ dàng tải và sử dụng.
Do mỗi doanh nghiệp, mỗi phòng ban và lĩnh vực kinh doanh/ sản xuất khác nhau có đặc trưng công việc riêng. Bảng kpi mẫu được thiết kế sẵn dựa trên nghiên cứu, phân tích sẽ là căn cứ giúp người quản trị xây dựng nội dung tối ưu.
Leader, người quản lý đội nhóm, dự án sẽ dựa trên bảng đánh giá kpi mẫu để phân tích và xây dựng hoàn thiện chỉ số phù hợp. Bảng kpi mẫu sẽ cung cấp thông tin chính và cơ bản đặc trưng cho từng lĩnh vực: dự án, phòng kinh doanh, IT, sản xuất, chăm sóc khách hàng, tài chính…
Gợi ý một số bảng kpi mẫu cho doanh nghiệp
Bạn là người quản lý, dẫn dắt đội nhóm làm việc, yêu cầu cần xây dựng chỉ số kpi phù hợp cho từng nhân viên và mục tiêu công việc. Form mẫu đánh giá kpi sẽ là cơ sở căn cứ hữu ích, giúp xây dựng tiêu chí đánh giá đo lường công việc hiệu quả.
Tải Bảng Mẫu KPI được sử dụng phổ biến:
- Bảng KPI mẫu cho phòng bán hàng
- Bảng KPI mẫu cho phòng marketing
- Bảng KPI mẫu cho bộ phận SEO
- Bảng KPI mẫu cho phòng nhân sự
- Bảng KPI mẫu cho phòng tài chính kế toán
Bảng kpi mẫu cho phòng nhân sự
Phòng nhân sự đảm nhiệm vai trò quản lý nhân sự, tuyển dụng và đào tạo… Với đặc trưng khác so với phòng ban khác liên quan đến kinh doanh. Các chỉ số quan trọng trong bảng kpi mẫu phòng nhân sự:
- Tuyển dụng: Chỉ số kpi về thời gian và số lượng tuyển dụng, chi phí cho từng vị trí là bao nhiêu.
- Đào tạo: Xác định chi phí đào tạo so với mức tiền lương, số giờ đào tạo, chỉ số nhân viên đạt được sau mỗi khóa đào tạo…
- Các chỉ số khác như: Lương, thưởng, mức độ trung thành của nhân viên, an toàn lao động… chỉ số sẽ thay đổi tùy thuộc vào chiến lược của từng công ty.

Bảng kpi mẫu cho bộ phận sale – marketing
Bộ phận sale-marketing cần có chỉ số kpi rõ ràng để đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên và toàn bộ đội nhóm. Các chỉ số chính cần thiết trong file kpi mẫu của sale và marketing:
- Chỉ số phản hồi khách hàng từ số lượng gửi đi: Tùy thuộc cho mỗi chiến lược marketing khác nhau (email marketing – chỉ số phản hồi email, social marketing – tỷ lệ tương tác và mua hàng, SEO – top thứ hạng và thời gian đạt được thứ hạng…).
- Chỉ số khách hàng mất sau lượt mua hàng đầu tiên: Xác định được vấn đề về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang gặp phải khiến trải nghiệm người dùng không tốt, khách hàng không quay trở lại mua hàng lượt tiếp theo.
Bảng kpi mẫu cho bộ phận cho lĩnh vực sản xuất
Quá trình sản xuất cần có chỉ số kpi để kiểm soát năng lực sản xuất, thời gian làm việc và hiệu suất làm việc của người lao động. Bảng kpi mẫu sản xuất sẽ cung cấp chỉ số chính quan trọng:
- Tỷ lệ nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất: Giúp doanh nghiệp định lượng, quản lý giá thành sản xuất đạt chuẩn.
- Tỷ lệ sản phẩm lỗi hỏng: Giám sát và quản lý tay nghề nhân viên, cải thiện khả năng làm việc để giả thiểu sản phẩm lỗi hỏng, gây lỗ.
- Tỷ lệ sản phẩm sản xuất được cho từng dây chuyền, bộ phận. Chỉ số nhằm đảm bảo nhân viên làm việc tối đa công suất, phù hợp với năng lực từng người.
Bảng kpi mẫu cho bộ phận IT
Bộ phận IT của doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm duy trì hệ thống máy móc, phát triển phần mềm, triển khai xây dựng website, tăng tính bảo mật…
Quan trọng với các doanh nghiệp hiện đại ứng dụng công nghệ số, phần mềm trong sản xuất. Bảng mẫu kpi cho bộ phận IT sẽ đánh giá các thông số liên quan:
- Đánh giá hiệu suất công việc hỗ trợ: Tỉ lệ than phiền nội bộ, tỉ lệ xử lý trong lần đầu tiên, số lần hỗ trợ…
- Đánh giá thời gian và hiệu suất công việc: Thời gian trung bình để xử lý sự cố kỹ thuật, khắc phục lỗi hệ thống, số lần sự cố xảy ra trên hệ thống…
- Đánh giá chi phí xử lý sự cố liên quan đến dịch vụ IT: Chi phí trong việc vận hành và xử lý sự cố, chi phí tiết kiệm được từ các công nghệ, giải pháp xử lý sự cố.
Xây dựng bảng kpi như thế nào cho doanh nghiệp?
Mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu và đặc trưng về quy mô, nhân viên khác nhau. Việc xây dựng bảng kpi phù hợp với doanh nghiệp rất quan trọng, nhằm đảm bảo đánh giá chính xác, giúp nâng cao hiệu suất làm việc cho từng bộ phận và phòng ban.
Để xây dựng bảng và chỉ số kpi phù hợp cho doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình sau:
- Xác định chủ thể xây dựng kpi doanh nghiệp – là leader, người quản lý.
- Xác định đặc thù công việc, yêu cầu đầu việc của từng phòng ban. Từ đó, xác định được các chỉ số kpi chính để xây dựng hệ thống.
- Xác định khung điểm cho từng chỉ số: dựa trên mục tiêu doanh nghiệp, năng lực nhân viên, tình trạng tài chính và nhân sự.
- Đo lường, thống kê và cải thiện bảng chỉ số kpi.
Dựa trên bảng kpi mẫu chung cho các phòng ban, người quản lý xây dựng và hoàn thiện chỉ số phù hợp với doanh nghiệp, từng bộ phận.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quản lý, xây dựng bảng kpi doanh nghiệp phù hợp.
Trân trọng cảm ơn!
Công Ty CP. Nef Digital
- VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0246655 2266
- Email: Sales@nef.vn
- Website: https://nef.vn