ChatGPT liệu có soán ngôi Google trong kỷ nguyên AI?

ChatGPT

Thời gian gần đây, sản phẩm trí tuệ nhân tạo ChatGPT của OpenAI đã và đang tiếp tục gây ngạc nhiên lớn cho người tìm kiếm trên toàn thế giới bởi khả năng thông minh khi trả lời câu hỏi như một con người. Thậm chí nó còn có khả năng tự viết văn, lên ý tưởng, giúp các lập trình viên hoàn thành các đoạn code chính xác.

Vậy ChatGPT là gì? ChatGPT liệu có soán ngôi Google trong kỷ nguyên AI? Cùng Nef Digital tìm hiểu ngay qua bài viết này.

ChatGPT là gì?

Được giới thiệu bởi OpenAI vào hôm 30/11/2022, Chat GPT – Chat-based Generative Pre-trained Transformer“, là một chatbot có khả năng chủ động tham gia vào các cuộc thảo luận và đưa ra những câu trả lời có tính chuyên môn theo giọng điệu tương tự một con người. Nhờ công nghệ học có giám sát (supervised learning), chatbot này có thể phân tích một lượng dữ liệu khổng lồ và đáp ứng được các câu trả lời có tính chính xác cực cao.

Như được biết, ChatGPT được xây dựng dựa trên bản nâng cấp của GPT-3, gọi là GPT-3.5 với 175 tỷ tham số. Đây là một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI, và được tinh chỉnh bằng cả kỹ thuật học tăng cường lẫn kỹ thuật học có giám sát khiết công cụ này vô cùng thông minh.

Tính đến nay, sau khoảng 2 tháng ra mắt, con số người dùng ChatGPT đã lên đến hàng triệu người bởi. ChatGPT đang được coi là đối thủ trực tiếp của Google, đến nỗi Google đã phải phát “Báo động đỏ” cho toàn bộ nhân viên công ty trước dịp Giáng sinh 2022.

Đứng đằng sau ChatGPT là ông lớn nào?

Đứng đằng sau ChatGPT – AI hot nhất hiện nay chính là Microsoft. Ông lớn Microsoft đã đặt cược tương lai cho mảng tìm kiếm – từ đây chính thức trở thành đối thủ lớn nhất của Google.

Samuel H. Altman chính là người đã phát minh ra ChatGPT. Samuel là một doanh nhân, nhà đầu tư, lập trình viên và blogger người Mỹ. Đồng thời ông cũng chính là là CEO (giám đốc điều hành) của OpenAI.

Về OpenAI

OpenAI là một công ty bắt đầu với tư cách một tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo theo vì lợi ích cho toàn thể nhân loại.

Tổ chức phi lợi nhuận ban đầu được tài trợ bởi Altman, Brockman, Elon Musk, Jessica Livingston, Peter Thiel, Amazon Web Services, Infosys và YC Research và mới đây là Microsoft.

Riêng ChatGPT thì được Microsoft đầu tư phát triển với mức đầu tư ban đầu là 1 tỷ USD theo một thỏa thuận kéo dài nhiều năm. Và sau những thành công ban đầu của ChatGPT của OpenAI, ông lớn Microsoft đang dự định đầu tư thêm 10 tỷ USD vào công ty này.

ChatGPT có thay thế được con người không?

Bùng nổ và cuối năm 2022, ChatGPT đã và đang là Machine learning được nhắc đến nhiều nhất bởi khả năng trả lời câu hỏi, viết content, outline bài viết, xây dựng kịch bản, hay lập trình theo ý người dùng. Tuy nhiên, sức mạnh của nó sẽ có thể vượt xa hơn thế.

Mới đây, cộng đồng content trên toàn thế giới xôn xao khi một nhà báo tự do ở London nhờ ChatGPT viết bài quảng cáo để đổi lại 600 USD. Và siêu AI này cho ra đời tác phẩm trong vòng 30 giây. Người này đặt câu hỏi “Viết một bài về cổng thanh toán là gì” và nhận được về kết quả ngoài mong đợi.

Nhà báo này cho biết cách hành văn của bot vượt xa khả năng của một người bình thường. ChatGPT có cách lập luận như một bài tiểu luận trên đại học, với từng luận điểm, luận cứ và ngữ pháp đều chỉn chu, rõ ràng.

ChatGPT có thể đưa ra một dàn ý hoàn chỉnh cho một bài viết
ChatGPT có thể đưa ra một dàn ý hoàn chỉnh cho một bài viết

Hình ảnh trên mô tả trực quan khi Nef Digital sử dụng ChatGPT để xây dựng outline bài viết theo công thức AIDA – một phong cách viết bài nổi tiếng. Có thể thấy nếu bạn đưa ra câu lệnh đầy đủ, máy học này sẽ trả lại kết quả khá tốt và nhanh chóng.

Mặc dù ChatGPT có năng lực tạo bài viết giống con người, khá dễ đọc, nhưng GPT-3 vẫn có một số điểm trừ, có nhiều lỗi gặp phải khi bài viết cần sự hiểu biết sâu sắc và chuyên môn cao.  ChatGPT tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn để tạo ra nội dung một cách nhanh chóng, tuy nhiên nó vẫn chưa hỗ trợ cho thị trường Việt Nam. Nếu chat bot này tiếp thu được từ vựng tiếng Việt thì mức độ khủng khiếp của nó sẽ khó mà nhìn ra. 

Trả lời cho câu hỏi “ChatGPT có thể thay thế được con người không?” thì chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất. Hệ thống là do con người tạo ra, và sức mạnh của con người không chỉ có toán học, tính chính xác, mà nằm phần lớn ở tính nghệ thuật và sức sáng tạo. Do vậy ChatGPT hiện sẽ là “trợ lý đắc lực” nếu người dùng biết các sử dụng và đặt câu lệnh đúng cho nó.

ChatGPT soán ngôi Google trong kỷ nguyên AI?

Mới ra mắt gần đây nhưng người dùng toàn cầu đều có chung một câu hỏi về mức độ cạnh tranh của chat GPT với công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên Sam Altman (CEO của OpenAI) cho rằng người dùng đang kỳ vọng quá cao về ChatGPT và phủ nhận thông tin siêu AI này có thể thay thế Google. Tuy nhiên, chỉ trong 2 tháng sử dụng miễn phí, ChatGPT thực sự đang thay đổi cách con người tìm kiếm thông tin.

Việc Google phát “báo động đỏ” cho toàn hệ thống cũng có thể thấy được mức độ nghiêm trọng, cảnh báo ngôi vị của “vua tìm kiếm Google”. Chắc chắn sắp tới đây những ông lớn trong giới như Google cũng sẽ đưa ra những biện pháp phản công “thông minh”. 

Những hạn chế của ChatGPT

Kiến thức hạn chế 

Một trong những nhược điểm chính của ChatGPT là dữ liệu của nó được dựa trên các sự kiện từ 2021, do vậy các kiến thức về mặt thời sự và thời cuộc sẽ có thiết sót qua mốc này. Tuy nhiên, nếu các kiến thức không thay đổi theo thời gian và được kiểm chứng thì luôn được đảm bảo.

Thông tin có thể không chính xác hoặc sai lệch 

Điều này cũng khá dễ hiểu, vì đây chỉ là trí thông minh nhân tạo, nó tổng hợp được dựa trên nhiều luồng thông tin khác nhau, và độ hiểu biết về thế giới còn hạn hẹp. Điều này chứng minh rằng không thể đảm bảo kiến thức từ ChatGPT lúc nào cũng chính xác 100%.

ChatGPT có thể cung cấp thông tin sai lệch
ChatGPT có thể cung cấp thông tin sai lệch

Nội dung từ ChatGPT có thể bị phát hiện

Mặc dù cách trả lời với lời văn trôi chảy gần giống như người thật, nhưng bản chất vẫn chỉ là một máy học và chắc chắn vẫn còn những thiếu sót và lỗ hổng. Và thuật toán của Google vẫn có thể phát hiện ra. Tuy nhiên, chỉ là có thể hoặc không, tùy vào nội dung tạo ra từ ChatGPT có đủ thông minh không và ngược lại thuật toán của Google có đủ thông minh?

Sự đón nhận của công chúng đối với ChatGPT

Phản ứng tích cực

Trong bài nghiên cứu “Breakthroughs of the Year” (Bước đột phá của năm) 2022 của The Atlantic đã nói về ChatGPT “có thể thay đổi đầu óc chúng ta về cách chúng ta làm việc, về cách chúng ta suy nghĩ, và về trí sáng tạo của con người thực sự là gì”.

Tại Việt Nam, nhiều người đã ứng dụng ChatGPT như một trợ lý trong việc hỗ trợ lên ý tưởng, viết content, giảm tối đa thời gian. Ngoài ra, một số người dùng còn coi ChatGPT như một công cụ đầy tiềm năng giúp tiết kiệm chi phí nhân sự và kiếm tiền dễ dàng hơn.

Phản ứng tiêu cực

Tuy được sự đón nhận khá nhiệt tình từ cộng đồng, nhưng các câu trả lời từ ChatGPT vẫn xảy ra sai sót khiến người dùng đặt ra câu hỏi ngược lại về sự tin tưởng với bất kỳ nội dung nào.

Bởi sự thông minh của ChatGPT khiến chúng như một chuyên gia “Biết Tuốt” trong mọi lĩnh vực. Vì vậy nhiều người lo ngại sự len lỏi của ChatGPT vào trường học bởi khả năng làm bài tập tính toán hoặc các bài văn đơn giản mặc dù cách thức trả lời chưa thực sự là hoàn hảo.

Nhiều người còn chỉ ra rằng giáo viên nên quan ngại về việc giờ đây học sinh sẽ nhờ ChatGPT làm hộ bài tập chứ không tự làm nữa. Nhưng đây cũng là lời nhắc nhở đến những người làm về mảng Giáo dục sẽ phải thích nghi để đề cao tư duy phản biện hoặc suy luận, những thứ mà ChatGPT chưa thể làm được trong bài tập của học sinh.

>>> Tìm hiểu thêm về Content AI

>>> Xem thêm: Chatbots Là Gì? Cập Nhật Từ A-Z Kiến Thức Ứng Dụng Chatbots

Lời kết

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Nef Digital tổng hợp được về “ChatGPT” thời điểm này. Hy vọng bài viết mang lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn. Hãy theo dõi Nef để cập nhật thêm nhiều bài viết về xu hướng Marketing và Quản trị mới nhất! 

5 3 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận