Chiến Lược Cạnh Tranh Thời Đại Công Nghệ Số 4.0

Chiến Lược Cạnh Tranh Thời Đại Công Nghệ Số 4.0

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Yêu cầu mỗi đơn vị, doanh nghiệp cần có kế hoạch riêng để phát triển.

Các chiến lược cạnh tranh thời đại 4.0 phức tạp, tùy biến cần có sự nghiên cứu cụ thể để có chỗ đứng trên thị trường. Doanh nghiệp, người làm kinh doanh cần hiểu rõ về chiến lược cạnh tranh. Cách xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.

Bài viết >>> Chuyển đổi số – Sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện. Bao gồm cả chiến lược canh tranh cũng như ứng dụng sao cho hiệu quả, và thích nghi trong thời đại 4.0

Một số bài viết liên quan & hữu ích:

Hiểu về thuật ngữ chiến lược cạnh tranh

Thị trường kinh doanh có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động phát triển, có chung nhóm khách hàng… Sự cạnh tranh là điều tất yếu mà các doanh nghiệp cần đối mặt.

Thuật ngữ chiến lược cạnh tranh được sử dụng phổ biến, trong kinh doanh, là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chủ doanh nghiệp, người làm kinh doanh cần hiểu về thuật ngữ: “Chiến lược cạnh tranh là gì?”.

Về cơ bản có thể hiểu: chiến lược cạnh tranh – competitive strategy là kế hoạch dài hạn được thực hiện bao gồm các hoạt động của công ty để cạnh tranh với đối thủ, tạo lợi thế để có cơ hội chiếm lĩnh thị phần, mở rộng phát triển quy mô.

Chiến lược cạnh tranh là kế hoạch cụ thể, với nhiều hoạt động liên quan đến phân tích đối thủ, thị trường, đánh giá cơ hội và thách thức, các mối đe dọa trong cùng lĩnh vực.

Chiến lược cạnh tranh thời đại số - Cuộc đua toàn diện
Chiến lược cạnh tranh thời đại số – Cuộc đua toàn diện

Một chiến lược hiệu quả sẽ tạo ra lợi thế vượt trội cho doanh nghiệp với đối thủ trên thị trường, tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp, định vị thương hiệu thành công.

Loại hình chiến lược quan trọng, trong môi trường có tính cạnh tranh cao, nhiều đối thủ mà doanh nghiệp cần xây dựng hiệu quả.

Lý do doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cạnh tranh

Doanh nghiệp mới hay cũ tồn tại, hoạt động trên thị trường đều phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ. Xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp, hiệu quả đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp:

  • Giải pháp giúp doanh nghiệp cạnh tranh, tồn tại trong môi trường có tính cạnh tranh và tỷ lệ đào thải cao. Chiến lược sẽ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp so với đối thủ.
  • Chiến lược giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, với sự khác biệt và chi phí thấp, tối ưu mang lại lợi nhuận.

Chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh có gì khác biệt?

Doanh nghiệp hoạt động và phát triển nhờ các chiến lược, thúc đẩy tạo doanh số, mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng hiệu quả. Nhiều người băn khoăn về chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh có giống nhau không?

Tuy nhiên, đây là 2 chiến lược khác nhau, có phạm vi hoạt động khác biệt. Trong đó, chiến lược kinh doanh ở phạm vi rộng hơn, nhiều hoạt động cần thực hiện để tiếp cận khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, quản lý xây dựng thương hiệu…

Chiến lược kinh doanh áp dụng nhiều yếu tố, nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu định vị thương hiệu, doanh thu và xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn và cốt lõi.

Trong khi, chiến lược cạnh tranh sẽ tập trung vào các hành động, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Phạm vi hành động sẽ hẹp hơn, mang lại giá trị vượt trội so với đối thủ.

Phân loại competitive strategy hiện có trên thị trường

Với sự phát triển của thời đại kinh tế số, nhu cầu khách hàng, đặc trưng thị trường khác nhau… Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều chiến lược để tạo lợi thế cạnh tranh nổi bật. 4 Chiến lược cạnh tranh kinh doanh sau sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp trên thị trường:

Chiến lược cạnh tranh dựa trên giá trị gia tăng cho khách hàng
Chiến lược cạnh tranh dựa trên giá trị gia tăng cho khách hàng

Chiến lược về chi phí thấp nhất – cost leadership strategy

Chiến lược cost leadership strategy với mục tiêu trở thành doanh nghiệp có chi phí thấp nhất trong lĩnh vực, ngành nghề. Yếu tố chi phí thấp quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ về giá. Doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn, tối ưu chi phí giảm giá thành.

Tuy nhiên, chiến lược này rất khó áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản lượng hàng hóa, dịch vụ thấp. Các yếu tố để tạo sự cạnh tranh về chi phí thấp nhất là: nguyên liệu đầu vào giá thấp, công nghệ sản lượng lớn, kênh phân phối hiệu quả…

Chiến lược tạo sự khác biệt hóa – Differentiation strategy

Đặc điểm chiến lược lược tạo ra những sản phẩm có tính năng độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Chính điểm khác biệt của doanh nghiệp là sức hút với người tiêu dùng, thu hút sức mua và cạnh tranh với đối thủ. Do vậy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm, để tạo ra chất lượng tốt hơn, tính năng nhiều hơn, khác biệt hơn…

Sự khác biệt hóa mang lại trải nghiệm có giá trị cho người dùng. Sự độc quyền về yếu tố này sẽ là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

Chiến lược tập trung chi phí – Concentration strategy

Chiến lược tương tự với việc dẫn đầu về chi phí thấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phân tích và lựa chọn 1 phân khúc thị phần nhất định để giữ cho chi phí thấp, nhằm chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. 

Chiến lược tập trung chi phí mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong việc thỏa mãn nhu cầu người dùng, tăng cơ hội nhận diện thương hiệu. Ví dụ như: Doanh nghiệp lựa chọn 1 sản phẩm nhất định, với mức giá và chi phí sản phẩm thấp nhất để gây ấn tượng với người tiêu dùng.

Chiến lược tập trung phân biệt 

Loại hình chiến lược là sự kết hợp của tạo sự khác biệt hóa của sản phẩm, dịch vụ nhưng tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. 

Lợi thế cạnh tranh và cách duy trì lợi thế

Tạo ra lợi thế cạnh tranh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược cạnh tranh cụ thể. Ở đây, lợi thế cạnh tranh là sự đặc biệt, khác biệt hóa nhưng phải vượt trội hơn đối thủ, về: giá, tính năng, trải nghiệm người dùng.

Mỗi doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh nhưng cũng có thể bị đối thủ bắt chước, sao chép các năng lực đặc biệt. Đồng thời, lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp tạo ra thì các doanh nghiệp khác cũng có thể thực hiện và xây dựng chiến lược tương tự.

Vậy, làm sao để doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh?

  • Yêu cầu doanh nghiệp cần tập trung xây dựng khối cạnh tranh vững chắc, khó sao chép và đánh cắp, với nhiều yếu tố cấu thành.
  • Doanh nghiệp cần phát triển năng lực đặc biệt, duy nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nhiều yếu tố để tạo nên năng lực đặc biệt của doanh nghiệp: công thức độc quyền, năng lực sản xuất, nhà cung cấp… tạo nên sản phẩm đặc biệt, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Luôn cải tiến và nâng cấp liên tục. Bởi các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ luôn bị đánh đổ, bởi năng lực cạnh tranh của đối thủ. Không ngừng nâng cấp, nghiên cứu, cải tiến, làm mới để tạo ra sự khác biệt. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số 4.0, các vấn đề cạnh tranh luôn cần đổi mới để phù hợp.
  • Thay đổi và vượt qua rào cản là yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp. Bởi, không chỉ đối thủ phát triển mà xu hướng thị trường và khách hàng cũng thay đổi. Yêu cầu doanh nghiệp cần đổi mới để đáp ứng.

Doanh nghiệp cần hiểu về thị trường, đối thủ và năng lực bản thân để xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả, tạo lợi thế khác biệt trên thị trường. Đây là điểm mấu chốt quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện, nghiên cứu và đổi mới.

Trắc nghiệm nhanh (bạn tự suy ngẫm và trả lời):

Doanh nghiệp của bạn nếu chưa có chiến lược cạnh tranh thời đại số, chúng ta sẽ chưa đề cập. Nếu đã có, bạn xem những hình thức digital marketing dưới đây đã được thực hiện chưa? và có được thực hiện hiệu quả không? tại sao?

  1. Đã có website bán hàng online? website chuẩn SEO?
  2. SEO website
  3. Content marketing
  4. Social media
  5. Quảng cáo trực tuyến
  6. Digital marketing tổng thể,…

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc xây dựng chiến lược tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!

Công Ty CP. Nef Digital

  • VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email:  Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận