CTA – Call To Action Là Gì?

cta-call-to-action

Call To Action (CTA) – kêu gọi hành động. Một trong những thuật ngữ mà các marketer nói riêng và quản trị website nói chung đều đã quen thuộc. Đây là một công cụ thu hút và chuyển đổi visitor trở thành khách hàng tiềm năng. Bằng một cách nào đó, CTA gây sự chú ý đến với người truy cập và khiến họ quyết định hành động.

Vấn đề mà chúng ta hướng tới CTA là gì? Cách tạo CTA trên website của bạn như thế nào? Lợi ích của CTA đối với trang web? Đó là những gì mà Nef Digital muốn giúp bạn giải đáp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

CTA là gì?

CTA là thuật ngữ viết tắt của Call to Action nó được hiểu là kêu gọi hành động. CTA là một chỉ dẫn cho khách hàng để tạo ra một phản ứng ngay lập tức. Các phản ứng có thể là một cuộc gọi trực tiếp, một hành động mua hàng hay đăng ký dịch vụ.

Trong chiến dịch Marketing Online, CTA có thể là: Xem thêm bài viết, điền form liên hệ, đăng ký thông tin, tải tài liệu,…

Chúng được thể hiện thông qua văn bản hoặc hình ảnh. Mục đích là kêu gọi người xem phải hành động bằng những cú click chuột. Hiểu một cách đơn giản, CTA có thể tạo ra tỉ lệ chuyển đổi từ visitor thành khách hàng tiềm năng.

Các loại Call To Action

Hình thức

CTA thường thể hiện dưới các cách thức sau:

  • Content nội dung bằng chữ có chèn link: Lời kêu gọi hành động thể hiện dưới dạng văn bản. Thường chỉ áp dụng cho những câu từ dài, hoặc dẫn thẳng link.
  • Nút kêu gọi hành động: Lời kêu gọi hành động dưới dạng nút nhấn (button). Những nút này có thể được tạo bằng các plugin, css hoặc hình ảnh button
  • Hình ảnh / banner: Banner bằng hình ảnh, sau đó chèn link

Phân loại

Tuỳ theo mục tiêu mong muốn, mà bạn hoàn toàn có thể linh hoạt sử dụng các loại CTA:

  • Dạng giải quyết vấn đề: CTA hứa hẹn sẽ giải quyết giúp khách hàng những vấn đề mà họ đang gặp phải.
  • Dạng đưa ra các giá trị và lợi ích hấp dẫn: Không ai không bị hấp dẫn trước những lợi ích. Đây là một trong những CTA có khả năng tạo ra lượt chuyển đổi cao. Khách hàng sẽ sẵn sàng hơn cho những cú click chuột.
  • Dạng công nhận về một vấn đề gì đó: Công nhận bằng những bằng chứng xác thực sẽ chính là cách để bạn có thể dễ dàng củng cố niềm tin nơi người dùng, khách hàng
  • Dạng sáng tạo: Dạng CTA này không cần tuân theo nguyên tắc nào cả. Chỉ cần tạo ra sự thú vị và thu hút người dùng.
  • Dạng mốc thời gian: Dạng này được dùng để đưa ra thời gian cho các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Khách hàng chắc chắn sẽ tương tác thông qua những lời kêu gọi hành động mang giá trị cao này.
  • Dạng gây sự tò mò: Ở đây bạn có thể đưa ra giải pháp cho một vấn đề gì đó một cách lấp lửng, nửa vời, khuyến khích những nhấp chuột từ phía người dùng, qua đó tạo ra những chuyển đổi

Cách tạo CTA đơn giản

Bạn muốn thêm nút CTA trên website? Khi có nhiều người truy cập vào trang web của bạn bằng cách sử dụng điện thoại thông minh. Việc thêm nút CTA sẽ giúp họ dễ dàng liên hệ với bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách dễ dàng thêm nút CTA trong trang web của bạn.

Cách viết Call To Action thu hút

Một CTA hiệu quả là CTA có thể thu hút đươc người xem và khiến họ phải hành động để tạo ra những chuyển đổi:

CTA có thiết kế gây chú ý

Điều làm CTA khác với các khu vực khác trên website là tính nổi bật và thu hút sự quan tâm. Nó cũng nằm trong các tông màu chủ đạo của website, nhưng phải là nổi bật nhất.

Bắt đầu với từ ngữ mạnh và màu sắc tương phản. Sự tương phản sẽ khiến nút CTA của bạn nổi bật giữa rất nhiều yếu tố và trở thành điểm nhìn thu hút của độc giả. Kích thước của text trong các nút CTA chỉ nên lớn hơn một chút so với kích thước font chữ trong nội dung trong toàn bài viết.

Nội dung logic rõ ràng

Call To Action cần phải có điểm nhấn đặc biệt. Nội dung CTA phải mang tính thúc đẩy hành động, mà hành động thì rất có thể được đưa ra quyết định đa phần bởi ngôn từ bạn sử dụng. Bạn phải truyền tải sao cho làm rõ lợi ích người đọc nhận được từ CTA. Ngoài ra, bạn cần sử dụng từ khóa ngắn gọn trong nút CTA

Mỗi ngày, khách hàng phải tiếp xúc với quá nhiều thông tin, sự chú ý của họ bị phân tán. Do đó, một CTA yêu cầu nội dung cần đơn giản và dễ hiểu.

CTA cần yêu cầu người dùng hành động

CTA cần phải có những lời kêu gọi hành động có trọng lượng như: Cơ hội duy nhất để sở hữu, Khám phá bí mật với, Thời gian đếm ngược còn… Lời kêu gọi hành động cần đánh “trúng tim đen” khách hàng

Một ví dụ về nút CTA
Một ví dụ về nút CTA

Cách chèn CTA trên web

Các nút Call to Action có thể hiểu như nút:

  • “Mua ngay“
  • “Gọi ngay cho chúng tôi”
  • “Liên hệ tư vấn miễn phí“,…
  • ”Đọc thêm”…

 Được bố trí ở một số vị trí trong website, từ 1- 3 nút CTA.

Vị trí đặt nút Call To Action

Trong một bài viết trên website sẽ có thể có tối đa là 3 nút nhấn. Mỗi nút khoảng 800– 1000 từ.

Thường đặt ở 3 vị trí sau:

  • Đầu bài viết: Là nơi có thể đặt những button có giá trị, mang tầm quan trọng cao đối với người đọc.
  • 1/3 độ dài bài viết: Xu hướng người đọc sẽ chỉ cuộn & đọc lướt. Vì vậy, bạn nên có một nút kêu gọi hành động ở khoảng 1/3 bài viết để người đọc có thể dễ dàng truy cập ngay khi button hiển thị qua mắt họ.
  • Cuối bài viết: Sau khi lướt xong bài viết của bạn, tỉ lệ cao là người dùng sẽ nhấn nút back hoặc thực hiện 1 hành động tiếp theo. Một nút CTA ấn tượng, gợi click cao sẽ giúp bạn níu giữ họ lại, điều hướng họ đến gần hơn với bước mua hàng.

Lưu ý: Đừng cho rằng đặt Call To Action ở vị trí cao trên trang sẽ tăng conversion rate. Hãy đảm bảo visitor được biết những gì họ sẽ nhận được trước khi đưa cho họ một CTA

Lợi ích của CTA đối với trang Web

Call To Action đóng vai trò ra sao đối với sự thành công của website:

CTA là thước đo hiệu quả của một trang web.

Sự thành công của một trang web dựa trên nhiều yếu tố: nội dung thu hút, khách hàng quay lại website nhiều lần và ở lại lâu hơn,… Đo lường được số lần thực hiện hành động qua CTA, bạn mới có thể đo lường được tỷ lệ chuyển đổi của trang web. Từ đó các mục tiêu và hoạt động cải thiện mới có ý nghĩa. Bạn có thể sử dụng UTM Tracking để theo dõi CTA của mình.

Ngoài ra bạn cần kết hợp với thử nghiệm A/B. Thử nghiệm A/B (A/B testing) là phương thức phổ biến để xác định nút CTA chất lượng. Nó thực hiện so sánh giữa hai phiên bản để tìm ra cái hoạt động tốt hơn.

Để nhận được kết quả chính xác, bạn nên kiểm tra mỗi khía cạnh (vị trí, màu sắc, kích thước,…). Hiệu quả có thể được đo lường bằng các tiêu chí khác nhau như: số nhấp chuột, số lượng đăng ký hoặc khách hàng tiềm năng.


CTA giúp điều hướng

Call To Action liên kết với các trang web khác giúp bạn thu thêm được lượng khách truy cập. Các trang web được liên kết sẽ bổ sung thêm thông tin về sản phẩm/dịch vụ. Giúp khách hàng đạt được nhiều lợi ích tìm kiếm, từ đó yêu thích và quay lại trang web của bạn nhiều hơn.


CTA là cơ hội tốt nhất để chuyển đổi hiệu quả

Một Call To Action thú vị sẽ là đòn quyết định đến việc chốt đơn của khách hàng. Khi khách hàng tìm kiếm đến trang web của bạn, nghĩa là bạn phải cho thông tin mà họ cần. Sau khi đọc bài viết, nút CTA sẽ khuyến khích khách hàng của bạn Click để đăng kí hoặc để lại thông tin. Điều đó rất quan trọng đối với giai đoạn bán hàng sau đó.

Trên đây là bài viết về CTA – Call To Action Là Gì? mới cập nhật. Đội ngũ Nef Digital hy vọng đã cung cấp thêm thông tin nào đó hữu ích cho quý vị. Mọi ý kiến phản hồi hay góp ý xin vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với Nef Digital.

Trân trọng cảm ơn!

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Website: https://nef.vn
  • Email: Sales@nef.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận