Điện toán đám mây được nhắc đến với khả năng lưu trữ tài nguyên phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp. Nó phù hợp với các cấp quản lý để số hóa doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý hợp lý.
Vậy điện toán đám mây là gì? Ứng dụng như thế nào trong doanh nghiệp? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về điện toán đám mây.
Khái niệm điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây hay tiếng anh là Cloud Computing. Là một loại mô hình sử dụng internet để cung cấp công nghệ, tài nguyên máy tính cho người dùng. Từ đó người dùng sẽ được sử dụng các tài nguyên, công nghệ, dịch vụ điện toán bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác nhau. Vừa dễ dàng thực hiện các thao tác qua internet, vừa có thể truy cập ở mọi nơi mọi lúc.
Đặc điểm của điện toán đám mây
Mang nhiều ứng dụng thực tế, điện toán đám mây dù chỉ mới xuất hiện nhưng nhận được sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Vậy đặc điểm của điện toán đám mây là gì?
Dưới đây là một số đặc điểm cụ thể của điện toán đám mây.
Được ví như hồ chứa tài nguyên
Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sở hữu các trung tâm dữ liệu với mục đích phục vụ người dùng. Được trang bị máy móc, công nghệ cùng cơ sở hạ tầng hiện đại. Không ngừng hiện đại hóa để đáp ứng các nhu cầu và cải thiện trải nghiệm cho họ.
Tự phục vụ theo nhu cầu
Các tài nguyên từ những dịch vụ điện toán đám mây sẽ được cung cấp hết cho người dùng. Người dùng lúc này chỉ cần chủ động sử dụng các dịch vụ mà các nhà cung cấp dịch vụ mang lại như mạng, lưu trữ, dịch vụ, các ứng dụng, server,… mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.
Luôn tiện lợi về mặt địa điểm truy cập
Kiểm soát dữ liệu và làm việc với những tiện ích của điện toán đám mây mang lại. Không bị gò bó vào máy chủ vật lý, văn phòng, nơi làm việc cụ thể,…
Người dùng truy cập vào tài khoản điện toán đám mây là có thể làm việc tại bất kỳ đâu tùy thích.
Tính chủ động của người dùng cao
Với dịch vụ điện toán đám mây, người dùng sẽ chủ động trong việc quản lý tài nguyên của mình. Khi nào phải nâng cấp, khi nào phải giảm lượng tài nguyên đó xuống. Mọi thứ đều cho phép thực hiện bằng các thao tác đơn giản.

Dịch vụ giúp đo lường tài nguyên
Hệ thống sẽ ghi lại nhưng lưu lượng mà người dùng sử dụng. Từ đó tạo ra một báo chính xác về con số lưu lượng tài nguyên mà người dùng đã sử dụng. Để họ cân nhắc điều chỉnh thiết bị sử dụng.
Mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đơn giản
Hiện nay, có ba loại mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Dùng nó để phân biệt với các phương pháp triển khai điện toán đám mây.
Infrastructure as a service (laas)
Iaas thuộc loại mô hình pay-per-use, được hiểu là trả tiền cho những gì sử dụng. Tức là chi phí dịch vụ này được tính trên tài nguyên mà họ đang sử dụng.
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đáp ứng cho khách hàng những tính năng cơ bản như mạng, máy tính, trung tâm dữ liệu, không gian lưu trữ dữ liệu, CPU, HDD/SSD, một số tính năng bảo vệ,…
Tất cả thanh toán bằng tiền để sử dụng dịch vụ. Bây giờ họ sẽ có nơi làm việc mới ở trên không gian đám mây, rất tiện lợi. Và họ cũng không phải lo nghĩ về việc máy chủ đang nằm ở trung tâm dữ liệu nào.
Platform as a service (Paas)
Paas là cấp cao hơn của laas. Paas cho phép triển khai ứng dụng và website trên đám mây. Đơn giản là người dùng có thể lựa các phần mềm mong muốn để triển khai sử dụng đáp ứng công việc. Người dùng cũ cũng không cần lo nghĩ quá nhiều về việc cập nhật phiên bản mới hay RAM và CPU.
Software as a service (Saas)
Là mô hình ứng dụng sử dụng điện toán đám mây cấp cao nhất thời điểm hiện tại. Saas cho phép người dùng sử dụng được dễ dàng các ứng dụng trên nền tạm đám mây khi kết nối với internet. Sử dụng các ứng dụng chạy trên nền tảng internet.
Đơn giản hơn là bạn có thể sử dụng ổn định bằng cách đăng nhập Saas. Trong khi bạn thực sự không biết gì về các yếu tố kỹ thuật của nó. Người dùng sẽ dễ dàng sử dụng dịch vụ mà không cần thiết phải lập server quản lý. Như Outlook, OneDrive, Gmail,…
Phương pháp triển khai điện toán đám mây
Phương pháp triển khai điện toán đám mây sẽ cấp khả năng truy dữ liệu tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp. Các loại phương pháp triển khai điện toán đám mây đó là Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud.
Public Cloud (Điện toán đám mây cộng đồng)
Public Cloud là mô hình điện toán đám mây dùng cho tất cả các khách hàng sử dụng chung tài nguyên. Còn nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý dữ liệu trên đám mây. Được biết đây mô hình đang phổ biến hiện nay vì tính chất của nó phù hợp với quy mô khách hàng vừa và nhỏ.
Ưu điểm của Public Cloud:
- Mang tính chất cộng đồng thế nên phục vụ được nhiều đối tượng. Không bị kìm hãm về thời và không gian.
- Với chi phí đầu tư ban đầu thấp, Public Cloud giúp tiết kiệm được hệ thống máy chủ, cơ sở hạ tầng, khâu quản lý đơn giản hơn.
- Co giãn tài nguyên theo nhu cầu của người sử dụng. Cân bằng để sử dụng tăng giảm hợp lý.
Nhược điểm của Public Cloud:
Đặc điểm mang hơi hướng cộng đồng nên khó kiểm soát được dữ liệu, gây ra mất an toàn thông tin.

Private Cloud (Điện toán đám mây riêng)
Private Cloud là dịch vụ cung cấp cho những ai có nhu cầu sử dụng máy chủ đám mây riêng như cá nhân hoặc doanh nghiệp. Thường thì mô hình này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp lớn. Với tính chất đặc thù về quy mô cũng như nhu cầu bảo mật cao của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi dùng Private Cloud thì nó sẽ đặt bên trong firewall để quản lý dễ hơn.
Ưu điểm của Private Cloud:
- Thông tin được bảo mật rất tốt.
- Tạo sự chủ động trong quản lý dữ liệu của doanh nghiệp.
Nhược điểm của Private Cloud:
- Áp dụng công nghệ vào sẽ khó khăn hơn.
- Mất một khoản chi phí để xây dựng và duy trì hệ thống điện toán đám mây.
- Hoạt động nội bộ nên người ngoài không sử dụng được.
Hybrid Cloud (Điện toán đám mây lai)
Đúng như tên gọi, Hybrid Cloud là đám mây lai giữa Private Cloud và Public Cloud. Dịch vụ này dung hòa hai mô hình trên, hạn chế điểm yếu và khai thác điểm mạnh. Xét theo nhu cầu hiện tại mà doanh nghiệp mong muốn. Kết quả sẽ là sự ổn định của doanh nghiệp với nhu cầu bảo mật cao.
Ưu điểm của Hybrid Cloud:
- Dữ liệu được bảo mật an toàn.
- Không giới hạn các dịch vụ điện toán đám mây.
Nhược điểm của Hybrid Cloud:
- Mất nhiều chi phí để thực hiện.
- Quản lý hệ thống gặp nhiều khó khăn.
Community Cloud (Ứng dụng sử dụng điện toán đám mây cộng đồng)
Community Cloud đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn chia sẻ hạ tầng, dữ liệu cho các tổ chức và người dùng khác.
Những doanh nghiệp cùng trong một ngành có thể sử dụng chung một đám mây để trao đổi thông tin lẫn nhau.
Ưu điểm của Community Cloud:
- Tuân thủ theo các chính sách, giữ được sự bảo mật.
- Công việc của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có chung một ngành nghề có thể chia sẻ dữ liệu cho nhau. Đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp đang hướng tới.
Nhược điểm của Community Cloud:
- Sử dụng nhiều chi phí để xây dựng hạ tầng.
- Quản lý hệ thống gặp nhiều khó khăn.
Các ứng dụng trong doanh nghiệp của điện toán đám mây là gì?
Giúp doanh nghiệp chuyển đổi số để bắt kịp thời đại công nghệ 4.0. Điện toán đám mây tối ưu về các hoạt động quản lý dữ liệu và website. Tiết kiệm chi phí nâng cao khả năng quản lý doanh nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng thực tế mà điện toán đám mây mang đến cho doanh nghiệp.
Quản lý doanh nghiệp tối ưu
Dữ liệu được đưa lên lưu trữ tại các hệ thống đám mây. Tại đây các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát thông tin. Kết hợp chúng và xử lý thông tin một cách đơn giản mà còn đem lại độ hiệu quả cao.
Được biết, các nền tảng chuyển xử lý dữ liệu đều dùng cách này. Kết quả là xử lý được cả loại dữ liệu có cấu trúc và không có cấu trúc.
Dữ liệu được chia sẻ và lưu trữ hiệu quả
Các tệp và dữ liệu quan trọng của công ty được lưu trữ trên điện toán đám mây. Chúng đều có thể truy cập ở bất kì đâu với điện thoại thông minh hoặc laptop có khả năng kết nối internet. Như vậy, hiệu quả tiện lợi trong công việc đem đến hiệu quả.
Lấy ví dụ là Google Docs. Công nghệ biến đổi nhanh đến mức ta có trao đổi văn bản với nhau qua internet. Chỉnh sửa văn bản, nhận xét, đánh giá,… Không giới hạn đến nơi làm việc mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ.
Lưu trữ website an toàn
Sử dụng điện toán đám mây vào lưu trữ website, giải quyết vấn đề tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Website sẽ luôn được đảm bảo bởi dịch vụ lưu trữ. Và luôn bảo vệ an toàn cho website.
Dữ liệu được khôi phục nhanh chóng
Xảy ra khi doanh nghiệp gặp sự cố, dữ liệu vẫn được khôi phục lại một cách nhanh chóng do đã được lưu từ trước. Hạn chế chủ yếu là internet, nếu không có internet thì dữ liệu cũng sẽ không được sao lưu.
Để dễ hiểu hơn thì ta lấy ví dụ cụ thể về Word và Google Docs. Nếu là việc soạn thảo trên Word thì ta phải liên tục ấn lưu lại văn bản tránh sự cố xảy ra như mất điện, sập nguồn, hỏng phần cứng,…
Còn với Google Docs thì mọi dữ liệu đều được sao lưu lại ngay sau khi được đưa lên. Hạn chế lớn nhất là phụ thuộc vào internet. Không có internet thì sẽ không tải được dữ liệu lên điện toán đám mây.
Cơ sở dữ liệu đám mây
Phục vụ cho nhu cầu sử dụng lượng lớn dữ liệu. Cơ sở dữ liệu điện toán đám mây giải quyết vấn đề lưu trữ dữ liệu lớn cho doanh nghiệp. Không những tiết kiệm chi phí mua máy chủ vật lý lưu trữ mà còn hoạt động ổn định.
Trên đây là thông tin về điện toán đám mây và ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ. Mong rằng bài viết này hữu ích dành cho bạn.
Trân trọng cảm ơn!
Nef Digital Jsc.,
- VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0246655 2266
- Email: Sales@nef.vn
- Website: https://nef.vn