Dofollow Và Nofollow Link: Sự Ảnh Hưởng Đến Thứ Hạng Website

dofollow-va-nofollow-link

Một trong nhiều yếu tố mà SEOer không được bỏ qua khi xây dựng một website “chất” là việc xây dựng các dofollow và nofollow link. Các liên kết giúp cải thiện thứ hạng và tăng lưu lượng truy cập đến website của bạn.

Dựa vào tính chất, liên kết được chia làm hai loại: dofollow và nofollow link. Đây đều là hai nhân tố mà SEOer không được xem nhẹ. Vậy:

  • Dofollow link là gì?
  • Nofollow link là gì?
  • Chúng có ý nghĩa gì trong SEO?
  • Ảnh hưởng như thế nào với thứ hạng website của bạn?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin bạn cần biết về dofollow và nofollow link để cải thiện thứ hạng website của doanh nghiệp.

Ngoài hàng loạt các tiêu chí SEO onpage cần tối ưu, các SEOer nhất thiết phải để tâm đến liên kết của web. Cũng như con người được đánh giá độ uy tín thông qua các mối quan hệ của họ. Website được đánh giá tương tự thông qua internal link và backlink, gọi chung là các liên kết.

Google đánh giá các trang web bằng cách thả các con bọ (Googlebots) để chúng đi thu thập thông tin. Các liên kết có trong web hay trỏ về web là được ví von là cầu nối giúp bọ Google di chuyển để làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên, không phải “cái cầu” nào cũng cho phép Googlebots đi qua. Chúng ta chỉ cần hiểu: liên kết mà cho bot đi qua là dofollow; không cho bot đi qua để đọc và thu thập thông tin là nofollow.

Trong ngôn ngữ HTML, thẻ rel giúp nhận biết tính chất của các liên kết. Để hiểu kỹ hơn về link dofollow và nofollow, chúng ta cùng tìm hiểu về thẻ rel trong HTML.

Thẻ “rel” có ý nghĩa gì?

Trong HTML, thẻ rel là một dạng thuộc tính dùng để quy định tính chất của link. Các Google Spider (cách gọi khác của Google Bot – cùng có ý nghĩa là “con bọ tìm kiếm), sẽ dựa vào thẻ rel để xác định đường đi của mình.

Chúng ta thường gặp các thẻ rel là:

  • Rel=”nofollow
  • Rel=”dofollow
  • Rel=”canonical”

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta đề cập nhiều hơn về dofollow và nofollow link.

Về mặt bản chất, link dofollow được mã hóa bởi thẻ rel=”dofollow được xem là siêu liên kết. Nó có chức năng cho phép bots đi qua và cho phép Google index.

Với các liên kết dofollow, Google hiểu rằng đây là một liên kết uy tín và an toàn. Nhờ đó, website của bạn sẽ nhận được điểm đánh giá của Google và tăng điểm Pagerank (thuật toán phân tích các liên kết được dùng trong Google Search để xếp hạng các trang web).

Các liên kết Dofollow chỉ có thể giúp pagerank của website tăng với điều kiện trang web được liên kết có chất lượng và nội dung tốt. Ngược lại, website của bạn sẽ bị đánh giá thấp và hạ pagerank khi:

  • Nội dung của web được liên kết không phù hợp với lĩnh vực của bạn
  • Website liên kết có nội dung xấu, độ uy tín thấp

Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về link nofollow.

Ngược lại với dofollow link, nofollow link không cho phép Google bots đi qua và là dấu hiệu để các công cụ tìm kiếm mặc định bỏ qua liên kết đó.

Rel=nofollow

Link nofollow được các SEOer sử dụng để ngăn các tác nhân xấu đến từ các backlink kém chất lượng thông qua thẻ rel=”nofollow“. Vì bots không đi qua được nên nofollow link không được cộng điểm pagerank. Thứ hạng của web không bị ảnh hưởng bởi các link này.

Trong kỹ thuật tạo dựng link juice, nofollow link lại không mang lại giá trị. Ngược lại, sử dụng quá nhiều link nofollow còn làm loãng nguồn lực và rò rỉ liên kết.

Các liên kết nofollow thường có nội dung là:

  • Bình luận blog
  • Mạng xã hội (Những bài viết có gắn link)
  • Các bài viết trên diễn đàn, những nội dung do người dùng tạo
  • Một số blog và trang web chưa xác minh
  • Link từ widgets
  • Link từ các thông báo báo chí
  • Nội dung được tài trợ

Về mặt hình thức, cả hai đều được gắn vào anchor text. Người dùng sẽ không phân biệt được đâu là link dofollow, đâu là nofollow. Nói cách khác, hai loại liên kết này không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.

Xét về giá trị SEO, hai loại link này mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều có giá trị và tác dụng riêng đối với website. Tùy vào hành động đặt link trong bài viết hay xây tạo backlink, dofollow và nofollow link đều đóng vai trò quan trọng đối với website cần SEO.

Trên lý thuyết, link nofollow không đem lại lợi ích cho việc SEO website bởi không tăng điểm pagerank nhưng lại có ý nghĩa trong điều hướng Google index. Vì vậy, bạn vẫn nên đặt nofollow link cho các liên kết trên web của mình trong một vài trường hợp như:

  • Tạo traffic qua một trang web khác
  • Liên kết đến nội dung chưa xác minh
  • Tránh spam link dofollow

Khi bạn muốn chứng thực độ uy tín của website với công cụ tìm kiếm và người dùng. Hãy sử dụng link dofollow. Để không bị trừ pagerank, hãy chọn lọc nội dung liên quan đến bài viết của bạn để tăng tính liên kết của hai website.

Với cách làm này, bạn có thể thực hiện exchange link (trao đổi liên kết) với những bài viết uy tín trong lĩnh vực của doanh nghiệp.

Dofollow và Nofollow có ảnh hưởng tới backlink như thế nào?
Dofollow và Nofollow có ảnh hưởng tới backlink như thế nào?

Khi liên kết được Google công nhận là yếu tố quan trọng để các công cụ tìm kiếm xếp hạng website. Các SEOer của trường phái SEO mũ đen đã điên cuồng spam backlink. Nofollow link được ra đời để chống lại hình thức spam này.

Như đã đề cập ở trên, người dùng không thể phân biệt được dofollow và nofollow link. Việc sử dụng nofollow link cũng là cách để kéo một lượng traffic về với website.

Mặc dù các con bots không đi qua các nofollow link nhưng Google vẫn index các nội dung này.

Còn với các backlink là liên kết dofollow, nội dung và tính thẩm quyền của website đã được kiểm định. Có được dofollow link sẽ tạo ra một backlink có giá trị tối ưu SEO Offpage cao.

Vẫn phải nhắc lại nội dung trên các website này phải chất lượng, các backlink đầu tiên phải là các backlink chất lượng đã rồi hẵng nghĩ đến tăng giá trị pagerank thật.

Dù là gián tiếp hay trực tiếp, dofollow và nofollow link đều có tác động đến thứ hạng website. Khi tối ưu các tiêu chí SEO Offpage, bạn hãy cân nhắc việc đặt link và xây dựng link sao cho phù hợp nhất (tự nhiên với người dùng và thuật toán).

Để kiểm tra link bạn đang sử dụng là liên kết dofollow hay nofollow rất đơn giản. Dưới đây là hai phương pháp kiểm tra mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.

1/ Phương pháp thủ công

Phương pháp thủ công là cách bạn tự kiểm tra tính chất của link mà không phụ thuộc vào phần mềm hỗ trợ nào.

Bước 1: Xem nguồn trang

Để xem nguồn trang (view source), bạn có thể thực hiện bằng hai cách:

  • Ấn chuột phải và chọn “Xem nguồn trang” (view source)
  • Thêm text view-source: vào trước URL của trang web.

Ví dụ: view-source:https://nef.vn/dofollow-va-nofollow-link/

Bước 2: Kiểm tra tính chất liên kết.

Khi đã truy cập được vào nguồn trang, bạn sử dụng thao tác tìm kiếm Ctrl + F để tìm nofollow và dofollow với từ khóa: nofollow, follow.

Bạn cũng có thể kiểm tra toàn bộ anchor text được gắn liên kết nofollow hay dofollow bằng cách ctrl + F với từ khóa: a href.

Thẻ rel – thẻ khai báo tính chất của link thường được đặt ở sau hoặc ngay sau liên kết được gắn vào. Nhờ cách nhận biết này, bạn có thể dễ dàng xác định đặc tính của liên kết.

Đây là một phương pháp đơn giản, không cần phụ thuộc vào phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên, phương pháp này là bất tiện và rất tốn công. Đôi khi còn gây khó nhìn do có nhiều dòng mã code.

Khắc phục nhược điểm này, bạn có thể sử dụng những ứng dụng cho phép xác định tính chất của link một cách nhanh chóng.

2/ Sử dụng công cụ hỗ trợ.

Mỗi trình duyệt lại có đặc tính riêng nên ứng dụng hỗ trợ kiểm tra liên kết nofollow và dofollow khác nhau.

  • Duyệt trình Firefox: SEO Quake, Nodofollow
  • Duyệt trình Chrome: NofollowSimple
  • Blog WordPress: Plugin Meta Robots

Với wordpress, bạn còn có thể cài thêm một số plugin để tối ưu website và các liên kết được đặt trong trang.

Khi đã hiểu rõ tác dụng và ý nghĩa của các liên kết nofollow và dofollow, bạn càng nên cân nhắc trong vấn đề đặt link vào blog. Bạn hoàn toàn có thể can thiệp được tính chất của link trong bài blog của mình.

Với đoạn nội dung được hiển thị với người dùng là: Dịch vụ SEO Nef Digital. Trong ngôn ngữ HTML, đoạn nội dung này có định dạng như sau:

<a href="https://nef.vn/dich-vu-seo/">Dịch vụ SEO Nef Digital</a>

Để quy định thuộc tính nofollow hay dofollow cho liên kết, bạn chỉ cần đặt thẻ rel vào sau liên kết. Thẻ rel=”nofollow” hoặc rel=”follow” sẽ khai báo cho Bots biết tính chất của liên kết.

Ví dụ bạn muốn quy định tính chất của liên kết là nofollow, hãy thêm thẻ rel=”nofollow” như sau:

<a href="https://nef.vn/dich-vu-seo/" rel="nofollow">Dịch vụ SEO Nef Digital</a>

Khi viết trong WordPress, bạn vào chế độ edit HTML (text) để thực hiện được các thao tác trên.

Đặt bao nhiêu liên kết trong blog

Dựa trên 45 tiêu chí của bài viết chuẩn SEO được xây dựng bởi Nef Digital. Bạn nên đặt 2 – 5 liên kết nội bộ trong bài viết của mình. Những liên kết nội bộ nên được để thẻ dofollow để các công cụ tìm kiếm đánh giá chủ đề của website.

Đối với các liên kết ngoài (Outbound link) bạn cũng nên để một vài dẫn chứng để tăng tính mức độ liên quan tới nội dung bài viết của mình. Nếu có thể, hãy để dofollow đối với các website có điểm đánh giá DA cao.

Cho đến nay, vẫn không có tỷ lệ nofollow link và dofollow link là “tốt nhất”. Một số người cho rằng 50/50 là hợp lý nhưng cũng có những ý kiến như 40/60 hay 30/70.

Trên một cuộc khảo sát của Alexa, tỷ lệ của Nofollow và dofollow backlink của những website thành công nhất xấp xỉ 25/75. Điều này cho thấy backlink đổ về có tỷ lệ cao hơn ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của website. Nhờ có lượng dofollow backlink này, mức độ uy tín của web được đánh giá cao hơn cả.

Tóm lược nội dung

Link dofollow là gì?

“Dofollow link” là một liên kết tìm kiếm máy tính được chấp nhận và tự động tăng giá trị của trang web mà nó điều hướng đến.

Link nofollow là gì?

“Nofollow” là cho biết tình trạng liên kết đó không có giá trị hoặc tính chất quảng cáo, và không cần xem xét bởi các công cụ tìm kiếm.

Dofollow và Nofollow link có ý nghĩa gì trong SEO?

+ Liên kết “dofollow” cho biết rằng công cụ tìm kiếm có thể theo dõi và tính toán giá trị của liên kết đó để tìm hiểu về nội dung của trang web liên quan.
+ Liên kết “nofollow” thường được sử dụng trong trường hợp liên kết đến nội dung không tốt hoặc không liên quan đến trang web hiện tại.

Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về dofollow và nofollow link. Đội ngũ Nef Digital hy vọng đã cung cấp thêm thông tin nào đó hữu ích cho quý vị. Mọi ý kiến phản hồi hay góp ý xin vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với Nef Digital.

Trân trọng cảm ơn!

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thuý

Nội dung ok. Tốt lắm!