Dữ liệu có cấu trúc Schema Markup cần thiết cho việc tối ưu hóa SEO website. Nó đơn giản và dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng tận dụng triệt để được nó.
Schema Markup là một trong những kỹ thuật SEO vẫn còn hữu dụng đến tận thời điểm hiện tại.
Vậy:
- Dữ liệu có cấu trúc Schema Markup là gì?
- Lợi ích của Schema Markup đối với website?
- Các loại Schema Markup phổ biến?
- Cách kiểm tra dữ liệu có cấu trúc Markup Schema?
- Cách đánh dấu Schema Markup?
Trong bài viết này, Nef Digtal sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể và chính xác nhất!
Dữ liệu có cấu trúc – Schema Markup là gì?
Đầu tiên phải cắt nghĩa “Dữ liệu có cấu trúc“: được hiểu là một dạng dữ liệu được tổ chức và phân loại theo một cấu trúc xác định, nhằm mục đích lưu trữ và truyền đạt thông tin – tiếng Anh gọi là Structured Data.
Còn Schema Markup là …?
Nó là một loại ngôn ngữ dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Schema Markup giúp công cụ tìm kiếm phân loại và đánh giá trang web chính xác hơn. Schema Markup được tạo ra với sự hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng hiện nay là Google, Bing, Yandex và Yahoo.
Nếu không có Schema Markup thì một website sẽ chỉ bao gồm các thông tin nhưng không có ngữ cảnh.
Lợi ích của Schema Markup đối với website của bạn?
Việc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trong website đem lại rất nhiều lợi ích khi SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google). Cụ thể như sau:
(1) Công cụ tìm kiếm hiểu nội dung website của bạn dễ dàng hơn
Việc bổ sung cấu trúc schema vào mã HTML, là cách đơn giản giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và giải thích nội dung trên trang một cách hiệu quả hơn.
Schema Markup sẽ giúp website của bạn trở nên thu hút và cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn. Ví dụ, khi người dùng muốn tham gia một sự kiện nào đó, Schema Markup giúp hiển thị các website có thông tin liên quan đến địa điểm, ngày diễn ra sự kiện… Từ đó, làm tăng tỷ lệ truy cập website.
(2) Website nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERP)
Việc cải thiện code với cấu trúc Schema giúp website của bạn xuất hiện nổi bật hơn trên SERP. Đồng thời hiển thị chi tiết về nội dung trên page, làm tăng tỉ lệ nhấp vào website
6 lợi ích của Schema Markup là:
- Tăng thông tin hiển thị trên kết quả tìm kiếm (bình thường chỉ có tiêu đề Title, mô tả Meta Discription, cùng với đó là URL bài viết)
- Kiểm soát cách hiển thị của rich snippet
- Hỗ trợ các bộ máy tìm kiếm phân loại và giúp hỗ trợ Google index
- Làm nổi bật các thông tin quan trọng, tích cực của trang web lên trang kết quả tìm kiếm
- Tăng traffic, tăng tỷ lệ CTR
- Làm rõ nghĩa hơn cho nội dung của bạn (đặc biệt trong hoàn cảnh nội dung đó phức tạp)
Hiện nay, có nhiều loại Schema Markup tương ứng với các cách hiển thị website khác nhau trong kết quả tìm kiếm.
8 loại Schema Markup phổ biến
Schema Markup là một loại ngôn ngữ để định dạng dữ liệu có cấu trúc. Bên dưới đây, là danh sách các loại đánh dấu lược đồ được sử dụng phổ biến hiện nay:
(1) Đoạn trích nổi bật

Đoạn trích nổi bật là bản tóm tắt câu trả lời cho truy vấn của người dùng, được hiển thị trên đầu kết quả tìm kiếm của Google. Nó trích xuất từ một trang web và bao gồm Tiêu đề và URL của trang.
Có được một đoạn trích nổi bật, chứng minh rằng Google đã chọn trang của bạn trong số nhiều trang khác, là trang hữu ích nhất cho truy vấn có liên quan của người dùng.
(2) Tìm kiếm trang web
Đôi lúc bạn có thể thấy một hộp tìm kiếm xuất hiện dưới kết quả trang web. Đó chính là dạng Schema Markup tìm kiếm trang web. Nó cho phép người dùng tìm kiếm Website mà không cần click vào trang trước.
(3) Breadcrumbs trail
Là một thẻ điều hướng phụ thêm trên trang được sử dụng nhằm tối ưu tương tác người dùng của website (visitor engagement) trên trang.
Breadcrumbs thường xuất hiện ngay trên đầu website, và được đặt ở ngay dưới phần đầu (Top) hay dưới thanh tiêu đề hoặc headers. Chúng cung cấp cho khách hàng những liên kết để quay lại trang trước cấp cao hơn và tiện theo dõi vị trí hiện tại của mình trên trang.
(4) Sitelinks
Đây là các liên kết xuất hiện bên dưới Link chính của một Website mà bạn tìm kiếm trên Google. Sitelinks giúp tăng tỷ lệ nhấp không trả phí vào Website của bạn.
(5) Review Schema
Review Schema thể hiện các xếp hạng, đánh giá cho một website nào đó. Nó có khả năng tăng tỷ lệ nhấp đáng kể cho trang của bạn.

(6) Local Business Schema
Dạng Schema Markup này giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng xác định loại hình kinh doanh, sản phẩm của. Nó cũng giúp danh sách Google My Business của bạn phong phú, chi tiết hơn. Đồng thời, cũng giúp tối ưu hóa trang web của bạn khi SEO Google map.
Việc triển khai loại Schema Markup nào phụ thuộc vào loại trang web bạn sở hữu và mức độ tối ưu hóa tìm kiếm hiện tại của nó. Vậy sử dụng Schema Markup như thế nào cho hiệu quả, các bạn cần biết cách kiểm tra Schema Markup cho trang web của mình.
(7) Đánh dấu lược đồ video
Một đoạn hình ảnh hiển thị hình thu nhỏ của video bên cạnh tiêu đề và mô tả. Nó rất hữu ích cho tiếp thị video hữu cơ.
(8) Lược đồ đánh dấu Event
Một đoạn trực quan trong đó ngày rất rõ ràng và có thể truy cập nhanh vào các đặt chỗ trên Lịch Google.
Cách kiểm tra Schema Markup

Để kiểm tra website đã có Schema Markup hay chưa hay kiểm tra Structured Data xem có đang gặp vấn đề gì. Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google – Schema.org là cách đơn giản nhất để bạn sử dụng: https://validator.schema.org/.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào đường link trang công cụ bên trên. Sau đó, nhập link mà bạn muốn kiểm tra vào mục “Tìm nạp URL” và click “Chạy thử nghiệm”.
- Bước 2: Chờ quá trình nạp và phân tích hoàn tất. Tiếp đó, hệ thống sẽ trả về thông tin các loại dữ liệu có cấu trúc trong URL mà bạn khai báo. Việc của bạn là đọc và phân tích thông tin được trả về.
Nếu mục ”Lỗi” và “Cảnh báo” xuất hiện thì hãy click vào từng mục để tìm hiểu vấn đề và sửa lỗi.

Làm thế nào để thực hiện đánh dấu dữ liệu có cấu trúc?
Có nhiều cách để thêm Schema Markup vào trang web của bạn. Dưới đây là 2 cách phổ biến thường được sử dụng: đánh dấu tùy chỉnh và đánh dấu trên WordPress.
Cách 1. Đánh dấu Schema Markup tùy chỉnh
Cách hiệu quả nhất để thêm schema thủ công vào site của bạn là sử dụng JSON-LD. Phương pháp này được khuyên dùng bởi chính Google.
Phương thức JSON-LD là dựa trên JavaScript. Bạn cũng chính là người thêm schema vào website của bạn bằng một đoạn script, vì vậy cũng dễ đọc và debug lỗi hơn.
Nếu bạn không biết làm thế nào để viết markup, vậy bạn có thể sử dụng Google’s Structured Data Helper, hoặc JSON-LD Generator để tạo ra đoạn code cho riêng bạn.
- Bước 1. Tìm hiểu loại trang bạn có và loại đánh dấu lược đồ phù hợp nhất với nó.
- Bước 2. Tạo đánh dấu lược đồ. Tạo dữ liệu có cấu trúc JSON LD khá dễ dàng. Bạn có thể sử dụng một trình tạo đánh dấu lược đồ trực tuyến như jsonld.com để dễ dàng tạo mã của bạn.
- Bước 3: Xác thực mọi thứ. Nếu bạn dự định thêm đánh dấu thủ công, hãy đảm bảo xác thực mã của bạn bằng Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google .
Cách 2. Đánh dấu Schema Markup trong WordPress & Blog
Như bạn đã biết, việc thêm mọi thứ vào WordPress khá dễ dàng vì có rất nhiều plugin bạn có thể chọn và tốt nhất là hầu hết chúng đều miễn phí. Việc thực hiện Schema Markup không tạo ra ngoại lệ.
Để thêm Schema Markup vào blog WordPress của bạn, hãy xem các plugin đánh dấu lược đồ và dữ liệu có cấu trúc trong kho lưu trữ WP.
Chọn một trong những tính năng bạn cần và có đánh giá tốt. Plugin SEO ví dụ Yoast SEO cũng thêm chức năng dữ liệu có cấu trúc cơ bản cho hầu hết các trang của bạn, vì vậy hãy đảm bảo bạn không có mã trùng lặp.
- Bước 1: Để cài đặt plugin này trên trang quản trị WordPress của bạn, hãy thêm plugin> Thêm mới và tra từ ‘Schema’
- Bước 2: Cài đặt và kích hoạt plugin, sau đó vào Schema Cài đặt để bắt đầu thiết lập plugin.
- Bước 3: Nhập thông tin cơ bản về trang, chẳng hạn như trang liên hệ, sau đó tải lên logo trang web.Các kết quả tìm kiếm được tối ưu hóa cho từng khu vực bằng cách điền vào các trường như nội dung, bảng kiến thức, kết quả tìm kiếm.
- Bước 4: Đi đến phần Các loại Schema trận đấu và quyết định thêm Schema nào vào danh mục hoặc thể loại của bài viết.
Việc này sẽ giúp WordPress Schema markup được tải lên cùng với metadata của bài post của bạn. Với phương thức này, bạn có thể thêm bất kỳ loại schema markup nào vào site WordPress
Hãy chạy lại trang hoặc bài viết qua Google Structured Data Testing Tool để xem bạn có gặp lỗi markup nào không.
Tóm lược nội dung
Schema markup là gì?
Schema markup là một loại code giúp Google tạo ra “rich results” (kết quả phong phú) trên các trang tìm kiếm.
Dữ liệu có cấu trúc có giống với Schema Markup không?
Schema Markup được đặt tại schema.org, là một từ vựng cụ thể cho dữ liệu có cấu trúc mà tất cả các công cụ tìm kiếm lớn đã đồng ý tuân theo.
Tôi có thể tự cài và sử dụng Schema Markup không?
Có thể, nhưng nếu bạn không chắc mình có thể làm tốt thì hãy thuê một công ty SEO chuyên nghiệp trợ giúp cho bạn.
Trên đây là những cập nhật mới nhất về “Dữ Liệu Có Cấu Trúc Schema Markup là gì? Cách Sử Dụng của Nef Digital“. Hy vọng đang mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Trân trọng cảm ơn!