Người Lãnh đạo đóng vai trò chiến lược trong thành công của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Tuy nhiên phụ thuộc vào tuỳ mô hình kinh doanh, cũng như tính cách cá nhân của người lãnh đạo sẽ có những phong cách lãnh đạo riêng.
Nhưng dù bạn thuộc phong cách nào đi chăng nữa, vẫn cần ghi nhớ 7 bí quyết dưới đây. Giúp cho công việc của người dẫn đầu gặt hái thành công. Mời quý bạn đọc theo dõi cùng Nef Digital.
Lãnh đạo là gì?
Một nhà lãnh đạo lý tưởng luôn được coi rằng phải đảm bảo được 3 yếu tố. Bao gồm khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.
Có thể hiểu rằng, công việc lãnh đạo giúp tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức/doanh nghiệp. Đồng thời điều hướng, chèo lái tổ chức đi theo cùng một mục tiêu để đạt được tầm nhìn đó.
Tùy theo khía cạnh nghiên cứu cụ thể mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo phổ biến
Có rất nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, tuỳ thuộc vào mô hình và hướng đi riêng của tổ chức. Và dưới đây là 8 phong cách phổ biến nhất.
Lãnh đạo ủy quyền
Người lãnh đạo uỷ quyền sẽ không trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Thay vào đó đặt tín nhiệm vào đội ngũ nhân viên của mình. Tuy nhiên, họ vẫn nắm rõ những gì đang diễn ra để đưa ra chỉ đạo khi cần thiết.
Ưu điểm của kiểu này là giúp nhân viên cảm thấy rất được trân trọng và tự tin vào năng lực của bản thân. Nhưng cũng sẽ là khuyết điểm khi nhân viên bắt đầu thấy mình có thể lạm dụng vị trí để đưa ra những quyết định vượt quyền hạn.
Lãnh đạo dẫn đường
Lãnh đạo dẫn đường sẽ trở thành một phần trong tổ chức, dẫn đầu tất cả thành viên khác. Nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng. Những người này thường đặt mục tiêu cao, và đòi hỏi đội ngũ của mình phải về đích một cách nhanh chóng, theo đúng hướng.
Phong cách này sẽ trở nên hiệu quả khi có một team đội giàu kinh nghiệm, và có cùng khát khao giành chiến thắng.
Tuy nhiên, điểm yếu của nó là dễ khiến nhiều thành viên nhanh chóng cảm thấy quá căng thẳng. Các thành viên trong đội ngũ cần đảm bảo luôn được truyền lửa từ người dẫn đầu.
Phong cách chuyên quyền
Người dẫn đầu theo phong cách chuyên quyền sẽ kiểm soát mọi thứ, ra tất cả các quyết định.
Nghĩ rằng phong cách này sẽ chẳng thể áp dụng vì sẽ không được lòng nhân viên. Nhưng thực tế, nó rất phù hợp với những tình huống cấp bách, khi mà các quyết định phải được đưa ra thật nhanh chóng, quyết liệt.
Hoặc khi người dẫn đầu là người tỉnh táo và có hiểu biết toàn diện nhất về tất cả vấn đề.
Dĩ nhiên, phong cách này không nên được áp dụng thường xuyên. Bởi vì rất dễ khiến nhân viên cảm thấy không được lắng nghe và tôn trọng.
Lãnh đạo dân chủ
Phong cách này là sự trung hoà của lãnh đạo chuyên quyền và ủy quyền. Sếp sẽ lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên, tuy nhiên vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Ưu điểm của phong cách này đó là Sếp vừa được lòng nhân viên. Lại vừa có không gian để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình.
Tuy nhiên nó sẽ không còn phù hợp với những môi trường làm việc tốc độ nhanh. Khi quyết định cần được đưa ra trong thời gian ngắn. Việc người đứng đầu dân chủ có thể khiến mọi việc bị đình trệ.
Lãnh đạo phục vụ
Đây được coi là phong cách lãnh đạo lý tưởng cho các tổ chức phi lợi nhuận và hướng đến nhân quyền, hoặc cho các đội nhóm đang bị xuống tinh thần.
Sếp có phong cách này thường đặt vai trò từng nhân viên ngang với mình. Bởi họ biết đội ngũ tồn tại và làm việc được là phụ thuộc rất lớn vào vai trò mỗi cá nhân.
Người đứng đầu theo phong cách này sẽ hướng nhân viên suy nghĩ theo tư duy lãnh đạo. Đến khi cá nhân tự ý thức được rằng mình đang được trao quyền, họ sẽ có động lực mạnh mẽ để thể hiện năng lực.
Phong cách chuyển đổi
Trong phong cách chuyển đổi, Sếp sẽ truyền cảm hứng cho mọi nhân viên về tầm nhìn của doanh nghiệp/tổ chức. Nhằm giúp tất cả phát triển cùng nhau.
Phong cách lãnh đạo chuyển đổi có rất nhiều ưu điểm, bởi lẽ bạn sẽ phát huy được tối đa năng lực làm việc của nhân viên nếu đủ sức truyền cảm hứng cho họ.
Chuyện chỉ thực sự… trái ngang nếu nhân viên của bạn không đồng thuận và cảm thấy không gắn kết được với tầm nhìn bạn đưa ra.
Lãnh đạo thuyết phục
Phong cách này đòi hỏi người sếp phải sở hữu tính cách thu hút được người khác. Các nhân viên trong đội ngũ tự cảm thấy được truyền cảm hứng, động lực và thậm chí là năng lượng làm việc từ lời nói, hành động của sếp mình.

Nó thật sự có rất nhiều ưu điểm. Bởi nhân viên sẽ đồng lòng cống hiến vì mục tiêu chung. Tuy nhiên, trở thành lãnh đạo có phong cách này không phải điều dễ dàng, bởi không phải ai cũng có được sự thu hút tự nhiên.
7 Kỹ năng lãnh đạo thành công
Dù thuộc phong cách lãnh đạo nào đi chăng nữa. Bạn vẫn cần phải nắm trong tay 7 kỹ năng để giúp đạt được thành công.
#1. Kỹ năng ra quyết định
Ra quyết định là kỹ năng quan trọng của một người đứng đầu. Đó là lúc vấn đề cần được giải quyết và họ phải lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
Việc ra quyết định nhanh hay chậm, đúng hay sai sẽ quyết định kết quả của kế hoạch đó. Do vậy, khi ra quyết định người lãnh đạo luôn phải cân nhắc đến tất cả những lợi thế và rủi ro phải đối mặt. Việc ra quyết định này thể hiện năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo.
Do đó, để có được kỹ năng này, người lãnh đạo phải thường xuyên bổ sung vào kho tàng kiến thức sâu rộng. Cộng với lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.
#2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Muốn là người lãnh đạo giỏi bạn không thể thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và chính xác. Sếp không thể làm ngơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi có những vấn đề hóc búa hoặc những vấn đề phát sinh trong tổ chức của mình.
Để làm được điều này, người lãnh đạo cần phải là người thật sự công tâm và nhanh nhạy nắm bắt thời cơ thuận lợi để vấn đề được giải quyết tốt nhất.
#3. Có tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược là điều vô cùng quan trọng đối với người dẫn đầu. Nó là một phần tất yếu quyết định thành công hay thất bại của kế hoạch kinh doanh của công ty.
Tư duy chiến lược chính là nghệ thuật giúp vượt qua đối thủ, đề ra được những chiến thuật cạnh tranh cụ thể. Nếu chiến lược là đúng. Chắc chắn sẽ giúp cho công ty có những bước phát triển tốt. Ngược lại bạn có thể sẽ đẩy công ty rơi vào khó khăn.
#4. Tự tin và quyết đoán
Tự tin và quyết đoán là hai kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường xuyên. Tự tin vào bản thân và quyết đoán để đưa ra được quyết định trong lúc cấp bách. Chỉ có như vậy, nhân viên mới có thể tin tưởng, nể phục và nghe lời Sếp của mình.
#5. Thấu hiệu chính mình và đối tác
Thấu hiểu bản thân sẽ giúp cho người lãnh đạo làm chủ được bản thân. Khi biết được mục tiêu của mình từ đó sẽ có kế hoạch, chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, chỉ hiểu bản thân là không đủ. Hiểu được đối tác thì người lãnh đạo mới có thể làm được những điều mình muốn.
Vì vậy việc thấu hiểu đối tác cũng là nghệ thuật của những người Sếp giỏi. Một nhà lãnh đạo thấu hiểu được mình, hiểu được người thì làm việc gì cũng dễ dàng và thành công.
#6. Kỹ năng giao việc
Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và giao việc xuống dưới. Nếu để mặc cấp dưới muốn làm gì thì làm nghĩa là bạn không có năng lực của một người Sếp. Nhưng để giao đúng người, đúng việc thì đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao việc.
Nhà lãnh đạo cần sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ.

#7. Kỹ năng tạo động lực
Năng lượng của mỗi nhân viên không phải lúc nào cũng được duy trì ở trang thái tốt. Đó là lý do người lãnh đạo cần phải biết khi nào cần kéo nhân viên của mình lên để không ảnh hưởng tới hiệu suất công việc.
Những hình thức giúp tạo động lực đó là khen thưởng rõ ràng. Hạn chế tối đa việc trách mắng nhân viên của mình trước người khác.
Bài viết liên quan: 5 cấp độ lãnh đạo
Thay vào đó hãy gặp riêng và nhắc nhở họ. Đừng quên những lời động viên để họ thoát khỏi tình trạng không tốt lúc đó. Phải như vậy bạn mới thật sự là lãnh đạo tốt và hiểu tâm lý nhân viên.
Những kiến thức tổng quan về Lãnh đạo cũng như bí quyết để hoàn thành xuất sắc vai trò của người dẫn đầu trong thành công của doanh nghiệp đã được tổng hợp tương đối đầy đủ. Đây chắc chắn rất bổ ích dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!
Đội ngũ Nef Digital
Trân trọng cảm ơn!
Công Ty CP. Nef Digital
- VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0246655 2266
- Email: Sales@nef.vn
- Website: https://nef.vn