Mô Hình Canvas (Business Model Canvas) Cập Nhật Mới Nhất

business-canvas-model

Mô hình Canvas còn được gọi là Business Model Canvas. Là một dạng mô hình kinh doanh kinh điển. Canvas được mô tả như bản đồ hệ giá trị của doanh nghiệp mọi quy mô.

Trường hợp khác đây cũng được áp dụng như một bản kế hoạch kinh doanh toàn diện, rút gọn và trực quan nhất hiện nay.

Trên thực tế với những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ hoặc mang đậm yếu tố truyền thống thường ít để ý đến giá trị tổng thể. Có doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận, có đơn vị chỉ chú trọng đến sản phẩm thuần túy,…

Thực tế kinh doanh hiện đại, đặc biệt là thời đại canh tranh khốc liệt bằng cả công nghệ 4.0 lẫn sự sống còn. Việc tạo dựng một nền tảng kinh doanh bền vững dựa trên tổng hòa hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là điều quan trọng bậc nhất.

Business Model Canvas là một cách thức vận dụng hữu hiệu, đơn giản hóa mọi chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu một cách đầy đủ về mô hình Canvas.

Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas – mô hình kinh doanh hiện đại – Là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn hiểu một mô hình kinh doanh theo cách đơn giản, có cấu trúc.

Sử dụng cấu trúc canvas sẽ giúp chúng ta hiểu về khách hàng phục vụ. Đề xuất giá trị nào được cung cấp thông qua các kênh và cách giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.

Bạn cũng có thể sử dụng mô hình canvas để phân tích mô hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Điều quan trọng hơn cả, đây là bản đồ giúp chúng ta hệ thống hóa mọi thứ trong kinh doanh. Khả năng “phóng to, thu nhỏ” ở mọi cấp độ và mô hình kinh doanh lớn nhỏ.

Mô hình Canvas là một công cụ đơn giản và hiệu quả để mô tả một mô hình kinh doanh hoặc một sản phẩm mới. Nó là một bảng đồ họa được chia thành các phần khác nhau để giúp người dùng tập trung vào các yếu tố quan trọng trong một mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm.

Hệ thống 9 khung giá trị cơ bản của canvas model

  1. Phân khúc khách hàng (Customer Segments)
  2. Đề suất giá trị (Value Propositions)
  3. Các kênh (Channels)
  4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
  5. Doanh thu (Revenue Streams)
  6. Nguồn lực chính (Key Resources)
  7. Quan hệ đối tác chính (Key Partnerships)
  8. Các hoạt động chính (Key Activities)
  9. Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Mô hình Canvas giúp người dùng xác định các yếu tố quan trọng và tạo ra một hình ảnh toàn cảnh về một mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm mới, giúp cho việc phát triển chiến lược và quản lý dễ dàng hơn.

Lợi ích của mô hình Canvas

Mô hình Canvas là một công cụ thiết kế chiến lược kinh doanh được sử dụng để tạo ra một bản tóm tắt về các yếu tố cơ bản của một mô hình kinh doanh.

Mô hình Canvas giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của mình và các yếu tố quan trọng như khách hàng, nguồn lực, đối thủ cạnh tranh và các kênh tiếp thị.

Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng mô hình Canvas:

  1. Hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp: Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách các yếu tố khác nhau trong mô hình kinh doanh của họ liên kết với nhau, giúp họ định hướng và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh.
  2. Phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả: Mô hình Canvas cung cấp thông tin về khách hàng và các kênh tiếp thị, giúp các doanh nghiệp xác định các cách tiếp cận khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu của họ.
  3. Tối ưu hóa các nguồn lực và chi phí: Bằng cách sử dụng mô hình Canvas, doanh nghiệp có thể xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện mô hình kinh doanh của họ và tìm cách tối ưu hóa các chi phí.
  4. Điều chỉnh và cải tiến mô hình kinh doanh: Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của mô hình kinh doanh hiện tại của họ và tìm ra các cách để điều chỉnh và cải tiến mô hình kinh doanh để phù hợp với thị trường.
  5. Giúp các doanh nghiệp mới thành lập: Mô hình Canvas là công cụ thiết kế chiến lược kinh doanh lý tưởng cho các doanh nghiệp mới thành lập, giúp họ tạo ra một mô hình kinh doanh đầy đủ và chi tiết.

Làm thế nào để bắt đầu với mô hình Canvas?

Để bắt đầu với mô hình Canvas, bạn có thể làm theo các bước sau:

  1. Tìm hiểu về mô hình Canvas: Trước khi bắt đầu sử dụng mô hình Canvas, bạn cần hiểu rõ về cách nó hoạt động và các yếu tố chính trong mô hình này. Có rất nhiều tài liệu trực tuyến về mô hình Canvas, bạn có thể tham khảo và học hỏi từ đó.
  2. Chuẩn bị các tài liệu và công cụ cần thiết: Bạn cần chuẩn bị bảng Canvas hoặc bản mẫu Canvas để bắt đầu thực hiện. Ngoài ra, bạn cần sẵn sàng để nghiên cứu và phân tích các yếu tố cần thiết trong mô hình kinh doanh của mình.
  3. Xác định các yếu tố trong mô hình kinh doanh của bạn: Các yếu tố trong mô hình kinh doanh bao gồm Khách hàng, Giá trị đề xuất, Kênh, Mối quan hệ, Nguồn lực, Hoạt động cốt lõi, Đối tác và Cạnh tranh. Bạn cần phân tích và xác định các yếu tố này trong mô hình kinh doanh của mình.
  4. Điền thông tin vào mô hình Canvas: Sau khi xác định các yếu tố cần thiết trong mô hình kinh doanh của mình, bạn cần điền thông tin vào bảng Canvas. Bạn có thể bắt đầu từ các yếu tố chính như Khách hàng, Giá trị đề xuất và Kênh, rồi tiếp tục với các yếu tố khác.
  5. Đánh giá và điều chỉnh: Sau khi điền thông tin vào bảng Canvas, bạn cần đánh giá mô hình kinh doanh của mình. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi để đánh giá như “Mô hình này có thể tạo ra giá trị cho khách hàng không?”, “Chúng ta có đối thủ cạnh tranh nào không?”, “Chúng ta cần phát triển thêm nguồn lực nào để thực hiện mô hình này?”. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình để phù hợp với thị trường.
  6. Theo dõi và cập nhật: Mô hình kinh doanh của bạn sẽ phải thay đổi và cập nhật theo thời gian. Bạn cần theo dõi và đánh giá các yếu tố trong mô hình kinh doanh của mình thường xuyên để đảm bảo rằng các mục tiêu và các hoạt động thực tế bám sát với kế hoạch đề ra.

9 Hệ giá trị trong mô hình Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas mang ý tưởng kinh doanh của bạn thành một thể có cấu trúc rõ ràng. Điều này có lợi thế là những người khác có thể nhanh chóng hiểu và thảo luận về mô hình kinh doanh của bạn.

Business Model Canvas cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về ý tưởng kinh doanh của bạn từ mọi góc độ. Điều đó sẽ giúp bạn tối ưu, kiểm soát và vận hành doanh nghiệp tốt hơn. Từng hệ giá trị dưới đây, bạn có thể coi đó là một phần của hoạt động doanh nghiệp. Cũng có thể coi đó là một hệ giá trị mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.

#1 Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng (Customer Segments) Mô hình canvas
Phân khúc khách hàng (Customer Segments) Mô hình canvas

Phân khúc khách hàng (Customer Segments) là giai đoạn thuộc chặng cận cuối của mỗi chu kỳ kinh doanh. Nhưng đây là là khung giá trị cần được phân tích và xác định đầu tiên.

Nếu như trước đây, hoạt động kinh doanh xoay quanh trục sản phẩm dịch vụ. Thì ngày nay trục đó lại là phân khúc khách hàng. Nói một cách dễ hiểu đó là kinh doanh hiện đại là bán cái khách hàng họ cần thay vì bán cái mà doanh nghiệp có.

Để thực hiện, chúng ta cần nghiên cứu để vẽ được “chân dung khách hàng”. Xác định chính xác Customer Insight. Và một số yếu tố liên quan đến Customer Segments bao gồm:

Kích thước phân khúc khách hàng

Kích thước phân khúc khách hàng (Segment Dimensions). Có thể hiểu tương tự như dung lượng thị trường phù hợp với một nhóm sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp. Thông thường kích thước phân khúc càng được chia nhỏ, sẽ giúp bạn dễ dàng tối ưu. Ngược lại nếu kích thước lớn sẽ giúp tối đa hóa doanh thu cao hơn.

Đối với Digital Marketing thì vấn đề chia nhỏ kích thước phân khúc khách hàng dễ hơn. Thậm trí kích thước nhỏ nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng tối đa hóa doanh thu. Bạn có thể tối giảm chi phí nhờ việc target chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu.

Thành phần khách hàng

Thành phần khách hàng (Segment Composition): Tiếp tục là một cách chia nhỏ phân khúc khách hàng theo những thuộc tính hoặc nhóm thuộc tính nhỏ hơn.

Tại đây, chân dung khách hàng (customer personas) được mô tả chi tiết hơn. Chúng ta tạo ra các thành phần khách hàng là các nhóm riêng lẻ. Để từ đó nghiên cứu và áp dụng các chiến dịch marketing chính xác hơn.

Nhu cầu & vấn đề của khách hàng

Nhu cầu & vấn đề của khách hàng (Gains & Pains): Hầu hết ý tưởng kinh doanh đều từ đây. Chúng ta nhìn nhận và đánh giá về cơ hội kinh doanh thường căn cứ ban đầu từ trực quan. Về nhu cầu hay các vấn đề, “các nỗi” đau của một nhóm người nào đó.

Rõ ràng đó là điều quan trọng đầu tiên, và tất nhiên chúng ta cần xác định chính xác về những yếu tố (gains & pains) đó. Công việc kế tiếp là phân tích diện rộng quay ngược trở lại thành phần khách hàng và xác định kích thước phân khúc khách hàng.

Một khi những vấn đề trên đã được làm rõ, được xác định chính xác. Chúng ta có thể đến phần kế tiếp đó là xây dựng đề suất giá trị.

#2 Đề suất giá trị

 Giá trị đề suất (Value Propositions)
Giá trị đề suất (Value Propositions)

Đề suất giá trị (Value Propositions): Giá trị được đề suất bắt buộc phải căn cứ theo nhu cầu và vấn đề của phân khúc khách hàng (bán cái khách hàng cần).

Dựa trên mục #1, khi chúng ta xác định rõ chân dung khách hàng. Những nhu cầu cụ thể và các vấn đề của họ, dựa trên lợi thế và đặc điểm ngành sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp. Để từ đó xây dựng bộ các giá trị đề suất.

Có thể trong một thời điểm kinh doanh ngắn hạn, chúng ta không thể đáp ứng toàn diện các nhu cầu. Tuy nhiên hãy chọn ra những nhu cầu hoặc vấn đề mà bạn cho là lợi thế nhất để thiết kế giá trị đáp ứng.

Mô tả đề suất suất giá trị
Mô tả đề suất suất giá trị

Từ đó một danh sách các giá trị từ sản phẩm dịch vụ của bạn sẽ được nêu ra. Trong đó có những giá trị ưu tiên và cũng có những giá trị mang tính chất bổ sung. Và quan trọng là ở chỗ các giá trị ưu tiên đó cũng là lợi thế về mặt nguồn lực, khả năng bạn có thể tạo ra.

#3 Các kênh

 Các kênh (Channels)
Các kênh (Channels)

Các kênh (Channels): Như trên hình ảnh mô tả, “How does the product get from our company to the customer”. Cách thức để đưa sản phẩm dịch vụ đến với phân khúc khách hàng.

Các kênh được hiểu đầy đủ bao gồm từ khâu tiếp cận, tạo nhận thức cho đến các tương tác và chuyển đổi mua hàng. Bao gồm cả các hoạt động giao hàng, hỗ trợ sau bán hàng,…

Nói một cách khác Các kênh bao gồm các nghiệp vụ tiếp thị, bán hàng và chăm sóc sau bán hàng.

#4 Quan hệ khách hàng

 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Quan hệ khách hàng (Customer Relationships): Khách hàng của bạn là tổ chức hay cá nhân. Về cơ bản họ vẫn có đại diện là một hoặc một số người cụ thể. Việc thiết lập và xây dựng mối quan hệ với khách hàng cần dựa trên mối quan hệ giữa người với người.

Đó là việc cần tư duy lại, mọi sự bắt đầu từ con người và kết thúc cũng bằng con người. Tuy nhiên về mặt tổ chức cần có chiến lược và hệ thống để triển khai. Chúng ta cần đáp ứng và thực hiện 03 mục tiêu

  • Thiết lập mối quan hệ khách hàng (Get)
  • Phát triển quan hệ khách hàng (Grow)
  • Duy trì mối quan hệ khách hàng (Keep)

Chúng ta cũng có thể sử dụng các chiến lược cụ thể để thực hiện (ví dụ như viral loop). Điều quan trọng hơn nữa, thông qua quan hệ khách hàng. Khách hàng ở đây phải nằm trong hoặc liên quan mật thiết với phân khúc khách hàng. Các thông điệp truyền thông về các giá trị đề suất cần được truyền tải đến với phân khúc khách hàng.

#5 Doanh thu

 Doanh thu (Revenue Streams)
Doanh thu (Revenue Streams)

Doanh thu (Revenue Streams): Cắt nghĩa đầy đủ, đây là Luồng Doanh Thu. Nếu bạn đang có một doanh nghiệp kinh doanh có lãi (lợi nhuận ròng), chúc mừng bạn.

Mô tả các luồng doanh thu
Mô tả các luồng doanh thu

Tuy nhiên kể cả khi đó và bao gồm cả những doanh nghiệp startup hay doanh nghiệp đang tái cấu trúc Luồng doanh thu là một chức năng cần được làm chi tiết, rạch ròi.

Bạn có thể nhìn hình bên phải, các luồng doanh thu riêng lẻ sẽ được tạo ra bởi từng giá trị đề suất tương ứng với mỗi phân khúc khách hàng.

Điều này cho thấy, mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều luồng doanh thu. Và câu truyện là người quản trị cần tối ưu hóa từng luồng và tối đa hóa giá trị của mỗi luồng. Nhưng phải dựa trên giá trị đề suất cũng như các vòng đời.

Tới đây, chúng ta đã đi được quá nửa nội dung trong mô hình Canvas (Business Model Canvas). Chúng ta cũng đã có góc nhìn tổng quan về phân khúc khách hàng, các giá trị đề suất, các kênh, quan hệ khách hàng cũng như luồng doanh thu.

Các phần kế tiếp sẽ mô tả hệ thống nền tảng nội bộ doanh nghiệp của bạn. Hệ thống đó giúp bạn tạo ra giá trị đề suất, kiểm soát hoạt động, nguồn lực cũng như cơ cấu chi phí. Mời bạn tiếp tục:

#6 Nguồn lực chính

 Nguồn lực chính (Key Resources) -  Business Model Canvas
Nguồn lực chính (Key Resources) – Business Model Canvas

Nguồn lực chính (Key Resources): Còn được gọi là tài nguyên mà doanh nghiệp cần có. Nguồn lực chính là tài sản chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp (The most important assets). Trong một phạm vi thị trường cụ thể, với danh mục các đối thủ cạnh tranh cụ thể. Thì nguồn lực chính cần vượt qua đối thủ cạnh tranh.

Thông thường nguồn lực được so sánh tương tự như năng lực lõi của doanh nghiệp bao gồm:

  • Sản phẩm
  • Phạm vi thị trường
  • Cơ sở hạ tầng,…

Các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ, hàm lượng chất xám cũng như tài sản trí tuệ có được. Doanh nghiệp cũng có thể định hướng và tạo ra một sức mạnh tổng hợp xung quanh phân khúc khách hàng cụ thể. Đối với mô hình kinh doanh truyền thống, yếu tố cơ sở hạ tầng xoay quanh phân khúc khách hàng cũng là điều đáng lưu tâm.

#7 Quan hệ đối tác

 Quan hệ đối tác chính (Key Partnerships)
Quan hệ đối tác chính (Key Partnerships)

Quan hệ đối tác chính (Key Partnerships): Tùy thuộc và quy mô doanh nghiệp để xây dựng mạng lưới đối tác chính. Đối tác với doanh nghiệp có thể hiểu là những người/tổ chức sẽ giúp đỡ chúng ta tại một khung giá trị nào đó.

Đối tác chính Business Model Canvas
Đối tác chính Business Model Canvas

Như hình ảnh mô tả ở trên, đó cũng là lời khuyên hữu ích. Doanh nghiệp nên tập trung phát triển đối tác và họ sẽ tham gia và hỗ trợ cho các hoạt động chính của doanh nghiệp.

#8 Các hoạt động chính

 Các hoạt động chính (Key Activities)
Các hoạt động chính (Key Activities)

Các hoạt động chính (Key Activities): Những hoạt động tạo ra các giá trị đề suất. Nói cách khác là các hoạt động phát triển và sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ đến với phân khúc khách hàng.

Các hoạt động chính cũng có thể là các công tác đáp ứng xây dựng và quản lý hệ thống phân phối. Nó cũng bao gồm công tác nghiên cứu nâng cấp và phát triển sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp.

Các hoạt động chính có thể dựa trên năng lực làm việc của con người hay máy móc. Tuy nhiên cần quy hoạch để chỉ tập chung vào những hoạt động tạo ra giá trị thay vì lan man vào cả những công việc không liên quan. Điều này sẽ đánh giá về hiệu suất cũng như năng lực hoạt động của tổ chức.

#9 Cơ cấu chi phí

 Cơ cấu chi phí (Cost Structure)
Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Cơ cấu chi phí (Cost Structure): Khung giá trị cuối cùng trong mô hình canvas (Business Model Canvas). Cơ cấu chi phí xuất phát từ các hoạt động chính của doanh nghiệp. Chúng ta cận hoạch định chính xác và kiểm soát chi phí tối ưu.

Cũng cần có sự rạch ròi giữa chi phí và các khoản đầu tư. Một khi đã có sơ đồ cho cấu trúc chi phí bao gồm các hạn mức, kế hoạch và quy trình. Khi đó bạn sẽ dễ dàng đảm bảo an toàn cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Một bức tranh tổng thể, toàn diện và đơn giản hóa mọi vấn đề của doanh nghiệp. Tất cả đều được hệ thống trong 9 khung giá trị của mô hình Canvas kể trên. Đây cũng là cách để bạn hệ thống hóa mô hình kinh doanh một cách mạch lạc và có cơ sở khoa học quản trị.

Câu hỏi thường gặp về mô hình Canvas

Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas là một công cụ đơn giản và hiệu quả để mô tả một mô hình kinh doanh hoặc một sản phẩm mới.

Tại sao nên sử dụng mô hình Canvas?

Mô hình Canvas giúp người dùng tập trung vào các yếu tố quan trọng của một mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm mới, giúp cho việc phát triển chiến lược và quản lý dễ dàng hơn.

Mô hình Canvas bao gồm những gì?

Mô hình Canvas bao gồm 9 phần chính, bao gồm: giá trị đề xuất, khách hàng mục tiêu, các kênh, mối quan hệ với khách hàng, các nguồn thu nhập, các đối thủ, các hoạt động chính, tài nguyên chính và các đối tác chính.

Làm thế nào để sử dụng mô hình Canvas?

Bắt đầu bằng cách điền thông tin vào mỗi phần của mô hình Canvas, từ giá trị đề xuất đến các đối thủ và các đối tác chính. Sau đó, hãy xem xét các tương tác giữa các phần khác nhau để hiểu rõ hơn về cách mô hình kinh doanh của bạn hoạt động.

Ai nên sử dụng mô hình Canvas?

Mô hình Canvas có thể được sử dụng bởi các nhà quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp mới bắt đầu, những người muốn tạo ra một sản phẩm mới hoặc cải thiện mô hình kinh doanh hiện tại.

Mô hình Canvas có nhược điểm gì?

Mô hình Canvas có thể bị giới hạn bởi khả năng của người sử dụng, vì vậy nó không thể thay thế cho quá trình nghiên cứu và phân tích kinh doanh chi tiết hơn. Ngoài ra, mô hình Canvas có thể không phù hợp cho mọi loại mô hình kinh doanh hoặc sản phẩm mới.

Trên đây là toàn bộ phân tích về Business Model Canvas (BMC), đội ngũ Nef Digital mong muốn đã cung cấp một số thông tin hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ yêu cầu hay thắc mắc, xin vui lòng liên hệ và nhận sự trợ giúp.

Chúc bạn thành công!

Đội ngũ Nef Digital
Đội ngũ Nef Digital

Nef Digital và dịch vụ digital marketing chuyên nghiệp

Nef Digital là một công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến marketing kỹ thuật số, bao gồm digital marketing, SEO, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, email marketing, content marketing và nhiều dịch vụ khác.

Với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này, Nef Digital cung cấp các giải pháp tiên tiến nhằm tối đa hóa hiệu quả quảng cáo và marketing cho doanh nghiệp.

Nef Digital sử dụng các công nghệ và phương pháp mới nhất để xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các chuyên gia của công ty sẽ phân tích cẩn thận thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, và xây dựng chiến lược kinh doanh để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu kinh doanh.

Ngoài ra, Nef Digital còn tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tối ưu hóa trang web và các nội dung kỹ thuật số khác, từ đó thu hút khách hàng tiềm năng và tăng cường tương tác của họ với doanh nghiệp.

Nef Digital là một công ty cung cấp các dịch vụ digital marketing chuyên nghiệp và đa dạng, với các chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, mang lại hiệu quả và giá trị cao cho khách hàng của mình.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
5 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Bạn có biết: Những điều cần biết về mô hình Canvas trong kinh doanh […]

trackback

[…] Bạn có biết: Những điều cần biết về mô hình Canvas trong kinh doanh […]

trackback

[…] Bạn có biết: Những điều cần biết về mô hình Canvas trong kinh doanh […]

Hạnh

Cho em hỏi khi phân tích nguồn lực chính thì ta phải phân tích những gì ạ? Và tại sao nguồn lực chính lại là trụ cột quan trọng nhất ạ?