Chỉ số ROA được ứng dụng trong đầu tư tài chính; đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Vậy chỉ số ROA là gì?
Trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh; nhiều chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động, quản lý của mô hình. Trong đó có ROA.
Xác định chỉ số ROA như thế nào? ROA có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ mối quan tâm của nhiều người.
Hiểu về chỉ số ROA
Khá nhiều chỉ số để đánh giá sức khỏe một doanh nghiệp có đáng đầu tư hay rút vốn. ROA là chỉ số được sử dụng phổ biến bởi nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính.
Tuy nhiên, bản chất của chỉ số này vẫn không được nhiều người hiểu một cách rõ ràng; để sử dụng hiệu quả.
Chỉ số ROA là gì?
Trước tiên, người dùng cần hiểu rõ về khái niệm chỉ số ROA là gì?
Thuật ngữ ROA là viết tắt của Return on assets có nghĩa là lợi nhuận trên tổng tài sản. Chỉ số quan trọng mô tả khả năng sinh lời của một doanh nghiệp khi sử dụng nguồn vốn để đầu tư kinh doanh.

Dựa trên chỉ số ROA; người đọc sẽ biết được doanh nghiệp sử dụng được 1 đồng vốn sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số quan trọng đánh giá và đo lường mức độ sinh lời của một công ty; dựa trên tài sản của bản thân doanh nghiệp.
ROA thường được tính toán và xuất hiện trong bảng cân đối kế toán/ tài chính của doanh nghiệp, sau mỗi kỳ hoạt động.
Vai trò và ý nghĩa của chỉ số ROA là gì?
Chỉ số ROA được sử dụng nhiều để làm căn cứ cho các nhà đầu tư lớn hay đầu tư cá nhân trong hoạt động tài chính.
ROA giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng hoạt động kinh doanh; khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi sử dụng nguồn vốn. Cho thấy được khả năng sinh lời của một doanh nghiệp khi sử dụng 1 đồng vốn như thế nào.
Chỉ số ROA càng cao cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp, sử dụng vốn hiệu quả càng lớn. Tài sản được doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả.
Điều này không chỉ có lợi cho nhà đầu tư, ROA còn mang lại thông tin cảnh báo cho chính doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.
Trường hợp chỉ số ROA quá thấp, yêu cầu người quản lý cần điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh, sử dụng nguồn vốn để tránh bị thua lỗ.
Công thức tính ROA là gì?
Chỉ số ROA quan trọng, giúp đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Vậy, chỉ số ROA được tính như thế nào? Công thức tính ROA nào chuẩn?
Công thức tổng quát để tính ROA được xác định bằng:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân)*100%
Tại đó:
- Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng sau thuế được tính trên mỗi cổ phần.
- Tổng tài sản bình quân là tất cả tài sản của doanh nghiệp. Trong đó có: Vốn chủ sở hữu và tài sản nợ.

Dựa trên báo cáo tài chính để tính ROA
Báo cáo tài chính sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp xác định chỉ số ROA, đánh giá năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tại đó:
- Bước 1: Xác định lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Bước 2: Xác định tổng tài sản bình quân được xác định bằng công thức: (Tổng tài sản đầu kì + tổng tài sản cuối kì)/2
- Bước 3: Xác định chỉ số ROA trên công thức: (Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân)*100%
Dựa trên nguồn dữ liệu có sẵn để xác định ROA
Ngoài việc tự tính toán chỉ số ROA, các nhà đầu tư chứng khoán có thể sử dụng chỉ số ROA đã được tính bởi công ty chứng khoán uy tín.
Tuy nhiên, việc dựa trên các chỉ số đã có sẵn cần được tính toán và kiểm định lại chắc chắn hoặc lựa chọn sàn giao dịch uy tín để cập nhật dữ liệu chính xác.
Chỉ số ROA ở mức bao nhiêu là chuẩn?
Như đã định nghĩa chỉ số ROA theo % sẽ là căn cứ để đánh giá mức độ sử dụng tài sản một cách hiệu quả của doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ số ROA ở mức bao nhiêu là chuẩn? Đây lại là vấn đề mà không ít người dùng quan tâm.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROA > 7.5% chứng tỏ năng lực sử dụng nguồn vốn hiệu quả của doanh nghiệp.
Nhưng trong mỗi lĩnh vực sẽ có những yêu cầu khác nhau. Đồng thời, trong cùng ngành, tại thời điểm khác nhau thì chỉ số ROA sẽ có sự thay đổi.
Chỉ số ROA sẽ không đánh giá theo năm riêng lẻ mà xem xét 3 năm 1 lần. Chỉ số tối ưu của ROA > 10% kéo dài trong ít nhất 3 năm mới chứng tỏ năng lực hoạt động của doanh nghiệp thực sự tốt.
Công thức để tính ROA chuẩn cho từng thời điểm: (ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng) và yêu cầu duy trì trong ít nhất 3 năm là doanh nghiệp chuẩn.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chỉ số ROA > 2% cũng được đánh giá tốt. Bởi công cụ đòn bẩy của lĩnh vực ngân hàng, tài chính khá mạnh mẽ.
Mối quan hệ giữa ROA và ROE
Chỉ số ROA và ROE được sử dụng nhiều để đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số ROA ít được xem trọng hơn so với ROE. Dù vậy, đây vẫn là cặp chỉ số có mối quan hệ tương hỗ, giúp đánh giá doanh nghiệp hiệu quả nhất.
ROE được xác định như sau:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu bình quân)*100%
Chỉ số ROE đánh giá hiệu quả sử dụng tài chính của doanh nghiệp không dựa trên cơ cấu tài chính, mà chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu chính thức.
Trong nhiều trường hợp chỉ số ROE tăng cao do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính. Vậy nên, chỉ số ROA bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ vay sẽ cho thấy cục diện rõ ràng nhất.
Hệ số sử dụng đòn bẩy tài chính được xác định bằng:
ROE/ ROA = Vốn chủ sở hữu bình quân/ tổng tài sản bình quân.
Hệ số đòn bẩy tài chính càng nhỏ cho thấy doanh nghiệp không sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính cho kinh doanh, cho thấy năng lực tài chính ổn định.
Lưu ý khi dùng chỉ số ROA đánh giá năng lực sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ số ROA đánh giá năng lực sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả. Do vậy, các nhà đầu tư; doanh nghiệp cần thực hiện tính toán chỉ số một cách chính xác để đảm bảo độ chính xác. Không làm tròn hay thần thánh hóa chỉ số ảnh hưởng đến nhận định về doanh nghiệp.
So sánh chỉ số ROA trong cùng ngành của các doanh nghiệp để đánh giá mức độ phát triển có thực sự phù hợp, tương đồng.

Mỗi doanh nghiệp hoạt động với chiến lược kinh doanh riêng sẽ có chỉ số ROA được thể hiện một cách rõ ràng. Nhà đầu tư tài chính, chứng khoán cần xác định chỉ số một cách chính xác để quyết định đầu tư an toàn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp đang hoạt động không mang lại hiệu quả.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc, giúp làm rõ khái niệm về ROA là gì? Đồng thời giúp xác định chỉ số ROA hiệu quả.
Nef Digital Jsc.,
- VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0246655 2266
- Email: Sales@nef.vn
- Website: https://nef.vn