ROE Là Gì? Chìa Khóa Nhà Đầu Tư Luôn Tìm Kiếm

roe là gì

Mặc dù khá phổ biến, nhưng không ít doanh nghiệp, nhà đầu tư mù mờ về ROE là gì. Bản chất và ý nghĩa mà chỉ số này mang đến là gì?

Trong đầu tư kinh doanh, trước khi quyết định rót vốn; nhà đầu tư cần đánh giá rõ về đối tượng; tổ chức, doanh nghiệp ấy có đáng đầu tư hay không. Dựa trên những chỉ số tài chính để nhận định; đánh giá khả năng hoạt động hiệu quả và sinh lời của doanh nghiệp.

Chỉ số ROE khá quan trọng, được sử dụng nhiều trong đầu tư. Nhận định dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ về chỉ số quan trọng này. 

Tìm hiểu chỉ số ROE trong lĩnh vực tài chính

Chỉ số ROE quan trọng trong phân tích tài chính; được nhiều chuyên gia sử dụng như công cụ đắc lực để đánh giá một doanh nghiệp. Để sử dụng chỉ số ROE hiệu quả, yêu cầu bạn cần hiểu về bản chất và đặc điểm chỉ số quan trọng này.

ROE là gì?

Khái niệm ROE là gì? Vẫn khá mơ hồ với nhiều người mới tham gia lĩnh vực đầu tư tài chính. Bản chất ROE là viết tắt của Return on Equity tức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROE đo lường mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả của doanh nghiệp.

Chỉ số ROE sẽ phản ánh tất cả các chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua báo cáo kinh doanh và vốn chủ sở hữu thông qua bảng cân đối tài chính.

ROE thường được sử dụng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn; đánh giá mức độ sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường và trong cùng lĩnh vực, ngành nghề.

Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE được sử dụng nhiều, đặc biệt với những nhà đầu tư kinh doanh; đầu tư cổ phiếu, chứng khoán. ROE đóng vai trò quan trọng mô tả sức khỏe; năng lực sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp.

chỉ số ROE
ROE đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp

Ý nghĩa của chỉ số ROE:

  • ROE cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn sẽ mang lại bao nhiêu nguồn lợi nhuận. Đánh giá được chiến lược kinh doanh, mô hình của doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả, sử dụng nguồn vốn sinh lời.
  • ROE được duy trì ổn định, chứng tỏ tiềm lực tài chính, khả năng phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong tương lai của mỗi người có mang lại hiệu quả hay không.
  • ROE cũng giúp doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá được mức độ rủi ro hay chiến lược đang phát triển đúng hướng. Khi chỉ số ROE không hiệu quả, cần điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh, thu hút vốn đầu tư và giảm thiểu rủi ro giúp doanh nghiệp phát triển.

Muốn có cái nhìn tổng thể nhất dựa trên ROE, nhà đầu tư cần chú ý những yếu tố quan trọng sau:

  • Nếu ROE nhỏ hơn lãi ngân hàng: Trường hợp công ty vay ngân hàng thì phần lợi nhuận tạo ra chỉ đủ để trả lãi ngân hàng.
  • Nếu ROE lớn hơn lãi ngân hàng: Cho thấy năng lực hoạt động, lãi suất tạo ra vượt quá lãi ngân hàng, mang lại lợi nhuận dương.
  • Chỉ số ROE càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cách tính chỉ số ROE là gì?

Việc xác định chỉ số ROE cần được đánh giá một cách chính xác, để đánh giá hiệu quả về doanh nghiệp. Công thức tính chỉ số ROE cơ bản:

ROE = [Lợi nhuận sau thuế (earning)/ vốn chủ sở hữu (Equity)]*100%

Tại đó: 

  • Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường, sau khi đã thanh toán tất cả các khoản phí và thuế.
  • Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do cổ đông đóng góp, giá trị tài sản ròng hữu hình.  

Cách xác định chỉ số ROE thông qua báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh:

  • Bước 1: Xác định chỉ số lợi nhuận sau thuế thông qua báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh theo kỳ của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Xác định vốn chủ sở hữu cổ đông góp vốn trong cùng khoảng thời gian tính lợi nhuận.
  • Bước 3: Áp dụng công thức tính ROE.

Cách xác định chỉ số ROE dựa trên thông số và dữ liệu được tính toán sẵn của các sàn giao dịch tài chính.

Chỉ số ROE ở mức bao nhiêu là tốt?

ROE được tính bằng % tỷ lệ giữ lãi ròng và vốn chủ sở hữu, đánh giá mức độ sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp. Vậy chỉ số ROE ở mức bao nhiêu là tốt? Đây là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu về lĩnh vực tài chính, các doanh nghiệp.

Thực tế, ở mỗi lĩnh vực ngành nghề, chỉ số ROE sẽ có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp. Theo tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệp tốt cần có chỉ số ROE tối thiểu là 15%.

Chỉ số ROE chuẩn
Theo tiêu chuẩn quốc tế, doanh nghiệp cần có ROE tối thiếu là 15%

Việc đánh giá chỉ số ROE – năng lực sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp cần dựa trên số liệu của 3 năm liên tiếp. Tại đó, các doanh nghiệp duy trì được ROE trong 3 năm liên tiếp lớn hơn 20%, thể hiện năng lực cạnh tranh trên thị trường hiệu quả.

Tuy nhiên, chỉ số ROE sẽ có thay đổi theo từng năm, dựa trên tình hình kinh tế, lãi suất. Do vậy, chỉ số ROE của doanh nghiệp cần tăng theo từng năm mới thể hiện được năng lực sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

3 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE cần lưu ý:

  • Lợi nhuận biên
  • Vòng quay tài sản
  • Đòn bẩy tài chính.

Sử dụng chỉ số ROE như thế nào?

Nhiều nhà đầu tư sử dụng chỉ số ROE để đánh giá và xác định tình hình bên trong doanh nghiệp, có đang hoạt động hiệu quả. Các cách sử dụng chỉ số ROE hiệu quả:

ROE để xác định tốc độ tăng trưởng. Tại đó, tốc độ tăng trưởng (G) được tính bằng công thức: 

G= tỷ lệ tái đầu tư*ROE

Tốc độ tăng trưởng của một cổ phiếu cao hơn cho thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu và doanh nghiệp đó so với đối thủ.

ROE để đánh giá khả năng tái tạo giá trị cho cổ đông

Bởi, giá trị cổ đông nhận được phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. So sánh ROE và chi phí sử dụng vốn cổ đông KE là hiệu số (ROE-KE) lớn hay nhỏ để đánh giá tình trạng hoạt động tốt hay xấu.

ROE để đánh giá chỉ số cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn mức trung bình ngành sẽ cho thấy khả năng cạnh tranh bền vững, độc quyền thương hiệu hoặc dẫn đầu lĩnh vực.

Những hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE cần lưu ý

Chỉ số ROE được sử dụng thường xuyên để đánh giá năng lực doanh nghiệp, khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả đến đâu. Sử dụng chỉ số ROE có những ưu điểm và hạn chế mà người dùng cần làm rõ. Tại đó:

Ưu điểm khi sử dụng chỉ số ROE được thể hiện:

  • ROE giúp nhà đầu tư phác thảo và có cái nhìn chính xác về hiệu suất đầu tư cổ phiếu so với các cổ phiếu khác.
  • Xác định rõ ràng được tỷ % lợi nhuận mà các cổ đông góp vốn nhận được.

Hạn chế khi sử dụng chỉ số ROE thể hiện ở:

  • Chỉ số ROE có thể bị bóp méo nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy hoặc mua cổ phiếu quỹ.
  • Gây hiểu nhầm khi các công ty mới có yêu cầu số vốn cao, nhưng chỉ số ROE thấp.
  • Chỉ số ROE có thể điều chỉnh bằng cách chính sách kế toán dẫn đến sai lệch.

Ứng dụng ROE trong đánh giá doanh nghiệp, đầu tư tài chính là rất rõ ràng. Với những ưu điểm và hạn chế, ROE cho nhà đầu tư thấy được hoạt động và tình hình doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên chỉ phụ thuộc vào chỉ số ROE mà cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về chỉ số ROE là gì sẽ hữu ích cho nhà đầu tư mới quan tâm.

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email:  Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận