SEO Audit (“Audit” – tiếng Anh: kiểm toán) là nghiệp vụ quan trọng trong SEO, dùng để phân tích và kiểm toán các chỉ số quan trọng của một website đã đạt được kể từ khi khởi tạo. Công việc này là bước đầu trước khi bắt đầu một chiến lược SEO thành công. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết các tiêu chí trong bảng checklist SEO cập nhật mới nhất.
Xin lưu ý, để kiểm toán kỹ lưỡng một website, chúng ta cần đặt ra các vấn đề mà nó có ảnh hướng lớn đến kết quả SEO. Vì vậy việc bám theo một bộ tiêu chí (checklist) là rất cần thiết để công việc này có tính hệ thống và có kết quả đánh giá chính xác nhất.
SEO Audit là gì?
“Đây là phần việc phân tích những dữ liệu liên quan đến website, dữ liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh và nhóm từ khóa cần SEO. Phân tích SEO sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra chiến lược SEO phù hợp nhất.“
SEO Audit xác định các vấn đề và công việc tối ưu cần phải làm để đạt được mục tiêu SEO cụ thể. Dựa theo đó sẽ giúp cho hoạt động đo lường và đánh giá hiệu quả các nghiệp vụ triển khai để hiệu chỉnh dễ dàng và chính xác.
- Mời bạn tham khảo phần mềm SEO và audit website toàn diện: Nefranking

Thời điểm làm kiểm toán SEO
Tại Nef Digital, chúng tôi sẽ thực hiện công việc này theo hai giai đoạn tương đương ở hai cấp độ:
Giai đoạn 1: Phân tích sơ bộ các tiêu chí để xác định trạng thái cơ bản của website cũng như mục tiêu SEO. Đây là giai đoạn sẽ được thực hiện đầu tiên khi chúng tôi tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ SEO từ khách hàng. Kết quả phân tích được gửi miễn phí cho khách hàng.
Giai đoạn 2: Phân tích toàn diện và chi tiết hóa từng tiêu chí nhỏ nhất. Giai đoạn này sau khi đã đạt thỏa thuận và sử dụng dịch vụ. Bước này là bước quan trọng nhất để Nef Digital thiết kế chiến lược SEO website tổng thể S.M.A.R.T cho đối tác.
Có thực sự cần làm SEO Audit?
Trong bài phân tích SEO trước đây, chúng tôi đã đề cập: “Đừng làm gì nếu bỏ qua bước này”. Đó là lời khuyên chân thành, và Nef Digital cũng phải từ chối và không thể đưa ra bất kỳ cam kết nào nếu việc kiểm toán SEO không được thực hiện.
Vấn đề ở chỗ bạn cũng không phải đầu tư hay mất chi phí gì từ việc này. Đó là công việc của chúng tôi, những người làm SEO. Và bạn chỉ cần bỏ ra thêm chút thời gian và chấp nhận với các chỉ số thực tiễn mà website bạn đang có.
Quy trình SEO Audit 10 bước
Chúng ta hãy bắt đầu thực hiện việc này với 10 bước cụ thể như đã đề cập ở trên. Mỗi công việc phân tích của quy trình kiểm toán SEO sẽ cung cấp những dữ liệu quan trọng. Bạn không cần thiết phải đạt mức độ chính xác 100%. Nhưng hãy lưu ý là không thể bỏ qua bất kỳ bước nào.
Bước 1. Xác định mục tiêu chiến dịch SEO là gì?

Mọi kế hoạch hay một dự định hành động nào đó đền cần và buộc phải xác lập mục tiêu. Một mục tiêu cần thoả mãn 5 yếu tố SMART cụ thể là:
- Specific: Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
- Measurable: Có thể đo lường được, mục tiêu hãy là các con số cụ thể. Bạn cần SEO bao nhiêu từ khoá, đạt vị trí ra sao, mang về cho bạn bao nhiêu traffic và sẽ giúp bạn đạt được chỉ số kinh doanh thế nào…
- Attainable: Khả thi, có thể đạt được bằng năng lực có được
- Relevant: Thực tiễn, mục tiêu cần đảm bảo tính liên quan thực tế và hoạch định chung của chiến lược digital marketing
- Time-bound: Có thời hạn cụ thể và rõ ràng
Ví dụ về một mục tiêu chiến dịch SEO cho chủ đề: “Dịch vụ backlink“
- Số lượng từ khoá được index >100 keywords
- Thứ hạng từ khoá chính được xếp hạng tối tiểu TOP #3
- Thời gian đứng TOP: Dưới 6 tháng
- Tạo ra lượng traffic >1000 users/ tháng
- Tăng trưởng 20% tổng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ backlink
Bước 2. Phân tích từ khóa mục tiêu

Công việc này không đơn thuần là một kỹ thuật SEO. Đây là một bước rất quan trọng để đánh giá và quyết định tính hiệu quả từ việc làm SEO.
Hãy nhớ rằng, từ khoá (keyword) là công cụ để mở ra khách hàng đến với doanh nghiệp. Sử dụng sai từ khoá đồng nghĩa với việc mang đến khách hàng không tiềm năng hoặc ít tiềm năng.
Vấn đề nằm ở chỗ: nếu gắn mục tiêu SEO với mục tiêu kinh doanh, chúng ta sẽ cố gắng để tìm ra những từ khoá sát nhất với hành vi mua hàng từ người tìm kiếm. Thông thường đó là các từ khoá đuôi dài (long tail keywords), có mức cạnh trạnh thấp và lượng tìm kiếm cũng thấp hơn so với các từ khóa ngắn.
Mức độ cạnh tranh là yếu tố quan trọng khi nghiên cứu từ khóa SEO. Vì bản chất nó sẽ quyết định mức ngân sách đầu tư của bạn để thực hiện cũng như khả năng thực thi của dự án. Nếu bạn muốn lọt TOP những từ khoá có mức cạnh tranh cao, lượng tìm kiếm cao và với ngân sách thấp. Điều đó là bất khả thi.
Một số công cụ phân tích từ khoá: Ahrefs, Kwfinder, Keywordtool.io, …
Bước 3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Muốn từ khoá của bạn lên TOP, nói cách khác bạn phải đưa từ khoá vượt qua vị trí của đối thủ cạnh tranh. Điều đó có nghĩa bạn buộc phải đấu và thắng đối thủ cạnh tranh.
Điều đó là hoàn toàn có thể, và tất nhiên chúng ta cần SEO đúng luật để đảm bảo tính bền vững. Mọi sự đầu tư cần dựa theo chiến lược SEO. Trong khi chiến lược phụ thuộc vào các đánh giá vào môi trường cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh thường dựa theo các chỉ số phân tích sức mạnh website và các kênh liên quan. Ví dụ như các chỉ số DA, PA, UR, DR, TF… Điều đó là bắt buộc.
Thế nhưng, còn những lỗ hổng, những ngách mà chúng ta có thể nhận thấy đối thủ đang bỏ lỡ hoặc làm chưa tốt. Hãy tập trung nhiều vào các điểm đó.
Hẳn là nhiều người trong chúng ta muốn lột tả hình ảnh toàn diện của đối thủ ra ngay trước mắt. Thực tế đa phần các công cụ hiện nay có thể dễ dàng làm việc đó giúp chúng ta.
Tuy nhiên chỉ số nào quan trọng, và đâu là cơ hội thì thông thường chúng ta dễ bị rơi vào bẫy “đám đông”. Và điều đó làm cho cuộc cạnh tranh càng khốc liệt.
Tất cả các bên đều thiệt bao gồm cả khách hàng vì phải chịu đựng chi phí gộp. Tất nhiên nếu chúng ta là người đến sau chắc chắn cũng ít cơ hội để chiến thắng.
Một số công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ:
Bước 4. Phân tích kỹ thuật SEO

Technical SEO là một loạt các tiêu chí cần được tối ưu đối với website. Bạn hãy tưởng tượng mọi kỹ thuật SEO này đều nhằm đáp ứng những trải nghiệm người dùng tích cực nhất.
Cùng tìm hiểu một số yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất:
(1) Tốc độ tải trang (Pagespeed)
Đây đã là một tiêu chí đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng lớn đến ranking website trên Google. Chúng ta cần tối ưu mọi thứ để đạt được tốc độ website nhanh nhất có thể (tối đa chỉ được 3 giây mà thôi).
Thấp hơn càng tốt nhưng sẽ là thách thức lớn, đặc biệt với các website có lưu lượng traffic cao. Một số công cụ để đo lường và chỉ dẫn hướng tôi ưu tốc độ tải trang như:
- Pagespeed Insights
- GTmetrix
- Pingdom Tools
- Webpagetest
- Dotcom Tools
- Loadimpact
(2) Tối ưu website thân thiện với thiết bị di động (Friendly Mobile)
Tiêu chí này chúng ta sẽ không cần nói thêm nữa. Điều này đã trở thành tiêu chí SEO Onpage gần như bắt buộc với mọi website.
Mobile SEO – đây là kỹ thuật quan trọng bậc nhất và ảnh hưởng để hiệu suất và tỷ lệ chuyển đổi kinh doanh. Và nếu trang web của bạn vẫn chưa được tối ưu vấn đề này. Hãy thực hiện ngay hôm nay.
Một số SEO technical khác như:
- Vấn đề chuyển hướng Redirects
- Xử lý index: Robots.txt, sitemap,…
- Các thẻ Meta
- Bảo mật SSL với https,…
Bước 5. Phân tích cấu trúc và sức mạnh trang web

Cấu trúc
Tại bước này, các SEOer sẽ cần xác định cấu trúc và tổ chức của website. Một trang web được phân phối liên kết theo một mô hình cụ thể sẽ quyết định sự phân lực lên các trang nội dung con trong site.
Vì vậy tất cả những yếu tố thúc đẩy SEO sau này sẽ dễ dàng kiểm soát và tối ưu định lượng dễ dàng. Một số mô hình tổ chức website:
- Mô hình Content Cluster
- Mô hình Silo và silo ngược
- Mô hình cân bằng lực và cộng hưởng lực…
Sức mạnh trang web
Sức mạnh trang web sẽ được đánh giá dựa trên tổng hoà của hầu hết các tiêu chí đánh giá. Trong trường hợp này chúng tôi đề cập đến các chỉ số đánh giá dựa trên các tín hiệu thông qua công cụ đo lường và chấm điểm:
(1) Chỉ số DA/PA và DR/UR
Là 2 chỉ số Domain Authority và Page Authority do MOZ đánh giá. Đây là 2 chỉ số đáng tin cậy và được chấm điểm chủ yếu dựa trên số tín hiệu liên kết ngược (backlink) trỏ về.
Tương đồng với DR (Domain Rank) và UR (URL Rank) do Ahrefs đánh giá. Các chỉ số này là tương đối quan trọng với các SEOer khi triển khai nghiệp vụ. Tuy nhiên trong một vài năm về đây đang có nhiều trường phái SEO mà không cần đề cập đến các chỉ số này.
(2) Chỉ số TF và CF
Trust Flow và Citiation Flow là 2 chỉ số được chấm điểm bởi Majestic SEO. Nếu như CF được đánh giá bởi sức mạnh từ số lượng các tín hiệu backlink trỏ về trang web thì TF được đánh giá bởi độ tin cậy dựa trên chất lượng tổng hợp từ các backlink trỏ về.
Bước 6. Phân tích nội dung

Nội dung tiếp thị (content marketing) một trong những điều quan trọng bậc nhất không chỉ với SEO mà còn cả Sales. Bản chất Google cần “để đất” cho SEOer là vì chính đây là đội ngũ sản xuất content chất lượng.
Google cần có content để cung cấp thông tin cho người dùng. Họ cần người dùng vì người dùng là yếu tố để các nhà quảng cáo trả tiền cho họ.
Quan trọng nhất đó là nội dung hay còn gọi là thông tin đăng tải cần đảm bảo tối ưu chất lượng. Thông tin càng mới càng tốt. Google đánh giá cao những nội dung được tạo mới và hàm chứa nhiều giá trị cho người dùng.
Thế nào là một nội dung chất lượng?
Tại Nef Digital, chúng tôi xây dựng bảng tiêu chí với 45 yếu tố đánh giá chất lượng nội dung. Điều đó khiến cho mọi bài viết đều được chuẩn hóa và dựa trên những nguyên tắc cụ thể.
- Mời bạn tham khảo 45 tiêu chí Bài viết chuẩn SEO
Một khái niệm về nội dung ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI). Đây là một tiêu chí không thể bỏ qua với mọi nội dung xuất bản hiện nay. Điều này giúp cho thuật toán của Google hiểu được thông tin một cách chính xác mà bạn đang đề cập.
Bước 7. Phân tích UI/UX

Thiết kế giao diện (UX/UI) và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Khi mà trục xoay trong mọi hoạt động kinh doanh và tiếp thị đã chuyển sang hướng khách hàng. Họ phải lấy khách hàng làm trung tâm, tất cả những gì cung cấp cần phải đạt đến ngưỡng đó chính là có giá trị cho người dùng.
Công việc tối ưu hay thiết kế mới bài viết, website… chúng ta cần tính toán về các chỉ số thân thiện. Việc người dùng tiếp cận với thông tin của bạn rồi, họ sẽ làm gì và phản ứng như thế nào. Điều đó bạn cần phải tính toán và tối ưu.
Một khái niệm User Signal đã được đề cập nhiều trong mấy năm trở về đây. Cho dù bạn nghĩ rằng mình đã làm tốt đến đâu mà tín hiệu người dùng tiêu cực thì cũng chỉ lợi bất và cập hại.
Một số chỉ số user signal cần lưu ý khi làm SEO Audit:
- Chỉ số CTR (%): Tỷ lệ nhấp chuột so với số lần hiển thị
- Các chỉ số quan trọng có thể đo lường bởi Google Analytics như: Người truy cập mới (new visitor); Người truy cập quay lại (returning visitor); Số trang được xem (pageviews); Tỷ lệ thoát trang (bounce rate); Thời gian trên trang (time on page/site);…
- Các chỉ số đánh giá hiệu suất chuyển đổi (ROI): Số cuộc gọi từ website; Số tương tác chat, điền form, gửi email,…
Bước 8. Phân tích liên kết internal và external

Liên kết nói chung là vấn đề có thể nói cả ngày vẫn chưa hết. Liên kết ảnh hưởng lớn đến ranking của Google. Liên kết là yếu tố được sử dụng để làm cho mọi kết quả SEO theo hướng tích cực và cả tiêu cực…
Phân tích liên kết cả liên kết nội bộ (internal link) hay liên kết ngoài (external link) đều không quá khó. Có nhiều công cụ SEO giúp thực hiện việc này một cách dễ dàng.
Liên kết ở đây được hiểu như sau:
- Liên kết nội bộ (internal link): Là các liên kết trong trang, theo một mô hình hoặc phân cấp cụ thể
- Liên kết ngoài (external link): Bao gồm liên kết từ trang của bạn ra ngoài và từ ngoài vào trang của bạn.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý: Liên kết có thể giúp chúng ta đạt mục tiêu thứ hạng tốt nhưng cũng là “liều thuốc độc” cho dự án nếu làm sai.
Bước 9. Phân tích local SEO

Đối với các SEOer chắc chắn đã quá hiểu sức mạnh của Google Map từ năm 2018 cho đến nay. Đây là một sản phẩm miễn phí từ Google. Cho phép người dùng sử dụng để định vị cũng như tìm đường.
Một doanh nghiệp hoạt động sẽ buộc phải gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể. Điều này là hiển nhiên và là quy định cơ bản về mặt pháp lý. Và đây là một điểm mà Google mong muốn các trang web cần xác minh làm rõ và có yếu tố xác thực (verify).
(1) Sức mạnh của Local SEO đối với tiếp thị
Google Map với kỹ thuật SEO Local trong một vài năm trở lại đây được tối đa hóa khả năng tiếp cận khách hàng khá tốt. Điều này do chính yếu tố lợi ích mà công cụ này mang lại cho người dùng.
Google cũng song song phát triển map đồng bộ với kênh tiếp thị. Tại đây bạn nhất quán thông tin từ website, hình ảnh, video, bài viết giới thiệu, sản phẩm, dịch vụ…
(2) Trích dẫn địa phương (Local Citation)
Việc sử dụng My Google Business để thực hiện việc trích dẫn địa phương là rất tối ưu. Tại đây bạn niêm dán thông tin nhất quán như: Số điện thoại, email, địa chỉ, website…
Điều này làm tăng uy tín cho chính doanh nghiệp. Và hơn thế nữa đó chính là một phần trong kỹ thuật xác minh thực thể entity và là kỹ thuật verify vô cùng quan trọng.
Một số công cụ hỗ trợ tối ưu SEO Local Citation:
- Phần mềm SEO: Moz Local
- Plugin: Yoast Local SEO
- Bright Local
Bước 10. Phân tích Social Signal

Đây là yếu tố mạnh mẽ trong thời đại của mạng xã hội. Hiển nhiên Google hiểu về việc một doanh nghiệp phát triển và mạnh mẽ. Họ sẽ tận dụng kênh mạng xã hội như một công cụ hữu hiệu để phát triển tiếp thị.
Social Signal là một chỉ số có sức ảnh hưởng lớn đến các chiến dịch SEO. Điều thú vị là bạn không phải lo lắng quá nhiều về nguy cơ hay rủi ro từ đây. Social Signal an toàn và không có bất kỳ điều gì đáng phải lo lắng.
Tóm lược nội dung
SEO Audit là gì?
SEO Audit (Kiểm toán SEO) là quá trình đánh giá và phân tích tổng quan về hiệu suất của một trang web trong việc xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Mục tiêu của SEO Audit?
Mục tiêu của việc thực hiện SEO audit là để tìm ra những vấn đề cần sửa chữa và cải thiện để tăng khả năng xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Quy trình SEO Audit 10 bước
1. Mục tiêu chiến dịch SEO
2. Phân tích từ khóa mục tiêu
3. Phân tích đối thủ canh tranh
4. Phân tích kỹ thuật SEO
5. Phân tích cấu trúc và sức mạnh trang web
6. Phân tích nội dung
7. Phân tích UI/UX
8. Phân tích liên kết internal và external
9. Phân tích local SEO
10. Phân tích Social Signal
Trên đây là toàn bộ 10 checklist đặc biệt quan trọng trong bất kỳ chiến dịch SEO nào. Với công việc phân tích SEO (SEO Audit) bạn sẽ không thể bỏ qua bất kỳ yếu tố nào. Hy vọng bài viết mang lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn và công việc SEO sau này.
Mọi ý kiến phản hồi hay góp ý xin vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với Nef Digital.
Trân trọng cảm ơn!