Technical SEO: Chuẩn Hóa SEO Kỹ Thuật Cập Nhật mới

technical-seo

Nghiệp vụ SEO Website có thể chia làm 3 nhóm chính bao gồm: Technical SEO, SEO Onpage và SEO Offpage.

Cách thức phân nhóm chỉ để tách bạch các nghiệp vụ có cách thức gần giống nhau. Trên thực tế ngay bản thân các nghiệp Technical SEO cũng là một phần của SEO Onpage và Offpage.

Trước khi làm rõ các chuẩn hóa SEO kỹ thuật cập nhật mới nhất mới. Chúng ta cùng lướt lại để tìm hiểu Technical SEO là gì? và tại sao nó quan trọng?.

Technical seo là gì?

Technical SEO hay còn gọi là SEO kỹ thuật là quá trình tối ưu hóa website với các thành phần cấu tạo nên một website chuẩn SEO. Tối ưu SEO kỹ thuật đặc biệt quan trọng giống như để đảm bảo cho một cỗ máy làm việc với hiệu suất cao nhất.

Technical SEO, có thể giúp công cụ tìm kiếm truy cập, thu thập dữ liệu, giải thích và lập chỉ mục website mà không gặp bất kỳ sự cố nào.

SEO kỹ thuật là giải quyết các vấn đề kỹ thuật của website như: Code HTML, JS, CSS,…Các tệp khai báo và điều hướng Bots như: sitemap.xml, robots.txt,…

Có hàng chục các tiêu chuẩn SEO kỹ thuật khác nhau. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những kỹ thuật quan trọng bậc nhất và buộc phải thực hiện để trang web được ranking cao nhất.

technical-seo-la-gi
Technical SEO

Technical SEO quan trọng

Technical SEO có thể giúp tăng lưu lượng truy cập và thứ hạng tốt hơn từ các công cụ tìm kiếm một cách tự nhiên nhất. 14 vấn đề kỹ thuật SEO dưới đây cần được tối ưu hóa cho mọi chiến dịch SEO.

  1. Tên miền và thuộc tính tên miền
  2. Robots.txt
  3. Cấu trúc đường dẫn tĩnh URL
  4. Cấu trúc trang web
  5. Breadcrumb
  6. Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc
  7. Thẻ Canonical
  8. Trang 404
  9. Sitemap.xml
  10. Https với SSL
  11. Tốc độ tải trang (Pagespeed)
  12. Thân thiện mobile
  13. AMP
  14. Cấu hình webmaster tools
Technical SEO giúp Bots đọc dữ liệu website
Technical SEO giúp Bots đọc dữ liệu website

Tên miền và thuộc tính tên miền

Vấn đề tên miền và việc tối ưu các thuộc tính tên miền mặc dù khá đơn giản. Thế nhưng đa phần ít được quan tâm và nhiều khi lại là yếu tố gây hại nghiêm trọng cho website.

Chúng ta có thể để ý các hình thức ví dụ như: https://www.nef.vn hoặc https://nef.vn. Sự khác nhau nằm ở chỗ có hoặc không có thuộc tính www. Điều này ban đầu chỉ là sở thích của bạn, nhưng chọn cách nào thì ngay sau đó sẽ cần tối ưu kỹ thuật redirect 301 để đưa về một định dạng nhất quán.

Hãy nhớ rằng, nếu chúng ta không làm kỹ điều này. Thuật toán của Google sẽ không xác định được và sẽ tính nội dung của bạn (mặc dù là 1) nhưng sẽ bị coi là 2 đường dẫn khác nhau và có nội dung trùng lặp. Google Panda sẽ vào cuộc và xử lý website của bạn

Robots.txt

Một số file ảnh và nguồn cụ thể không nên hiển thị khi Google crawl dữ liệu thông qua trang web của bạn. Các file Robots.txt đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì các file này đảm bảo cho phép hoặc không Bots thu thập dữ liệu .

Tối ưu file Robots.txt để đảm bảo cho phép và giới hạn mức độ thu thập dữ liệu. Chúng ta sử dụng ngôn ngữ chuyên môn để cho phép hoặc ngăn chặn.

Mô tả định dạng file robots.txt
Mô tả định dạng file robots.txt

Cấu trúc đường dẫn tĩnh URL

Cấu trúc đường dẫn tĩnh URL (permanent link structure) thân thiện với SEO là một điểm cộng. Có nhiều các định dạng khác nhau, theo các nguyên lý khác nhau, tùy thuộc vào phong cách của mỗi SEOer.

Một số gợi ý dưới đây, bạn có thể tham khảo:

  • URL sử dụng chữ thường (lowercase characters)
  • Các chữ cách bởi dấu (-)
  • URL không nên dùng dấu, các ký tự đặc biệt
  • URL ngắn nhất có thể
  • Sử dụng từ khóa chính (không nhồi nhét),…

Một ví dụ ngay đối với chính bài viết này: https://nef.vn/technical-seo

Cấu trúc trang web

Một sai lầm lớn mà nhiều quản trị viên web mắc phải trong việc tối ưu hóa trang web của họ để tăng chuyển đổi. Họ quên mất việc điều hướng và cấu trúc trang web theo một sơ đồ cấu trúc chuẩn mực. Và kết quả là họ làm hỏng tiến trình SEO với website của họ.

Trang web cần được xây dựng theo một sơ đồ cấu trúc và có phân nhóm, phân tầng cụ thể. Mô hình Silo hay Content Topic Cluster là một cách để định dạng.

Người dùng sẽ tương tác với trang của bạn nhiều hơn (ở lại lâu hơn, xem nhiều nội dung hơn,…). Điều đó đánh giá tín hiệu người dùng (user signals) và là một chỉ số đặc biệt quan trọng trong SEO.

Breadcrumb

Breadcrumb được đề cập đến như một yếu tố quan trọng SEO vì chúng rất được Google khuyến khích.

Breadcrumb phục vụ hai mục đích chính:

  • Nó giúp người dùng điều hướng landing page trên website dễ dàng mà không cần phải nhấn nút quay lại trên trình duyệt.
  • Nó đưa ra một gợi ý khác cho các công cụ tìm kiếm về cấu trúc của một trang web.
Mô tả Breadcrumb trên https://nef.vn

Dữ liệu có cấu trúc (Schema markup)

Nói một cách đơn giản, dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup) là đoạn mã mà bạn có thể thêm vào các trang web cụ thể. Hiển thị cho trình thu thập công cụ tìm kiếm (SE) và giúp SE hiểu ngữ cảnh nội dung của bạn. Đó là một cách để mô tả dữ liệu của bạn cho các công cụ tìm kiếm bằng ngôn ngữ mà SE có thể hiểu.

Dữ liệu có cấu trúc đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong vài năm qua vì nó được Google sử dụng rất nhiều trong Kết quả tìm kiếm.

mo-ta-du-lieu-co-cau-truc

Mặc dù dữ liệu có cấu trúc phải liên quan đến nội dung của một trang web cụ thể. Nhưng đó lại là một phần của SEO kỹ thuật và bạn cần thêm mã ở dạng CODE vào trang web của mình.

Thẻ Canonical

Cách đơn giản nhất để kiểm tra xem trang web của bạn có cung cấp URL chính hay không. Truy cập bất kỳ trang nào của bạn, nhấp chuột phải vào bất kỳ đâu trên trang và chọn KIỂM TRA. Tìm kiếm “rel = canonical” và kiểm tra.

Thẻ Canonical giúp chỉ ra URL chuẩn trên một trang nội dung cụ thể nào đó trên website của bạn. Điều đó có nghĩa bạn có thể sử dụng “rel=canonical” khi bạn có các trang có nội dung tương tự.

Sử dụng thẻ canonical cho mục đích phân trang và để tránh các vấn đề nội dung trùng lặp khi bạn thêm nội dung vào trang web của mình từ các trang web khác.

Việc cấu hình thẻ canonical cũng không quá khó khăn. Đối với website sử dụng mã nguồn WordPress, chúng ta chỉ cần sử dụng plugin Yoast Seo, plugin này sẽ tự động thêm thẻ canonical vào code web.

Trang 404

Trang 404 được hiển thị cho người dùng khi URL họ truy cập không tồn tại trên trang web của bạn. Có thể trang đã bị xóa, URL đã bị thay đổi hoặc họ nhập sai URL trong trình duyệt của họ.

Việc tối ưu trang 404 là không quá cần thiết Bạn chỉ cần làm sao nếu gặp lỗi URL thì kết quả trả về bằng cách hiển thị trang 404 dể thông báo.

Bạn cần tối ưu hóa trang 404 với các tiêu chí như:

  • Có cấu trúc menu, header hay footer như tiêu chuẩn trang web của bạn
  • Cung cấp lựa chọn thay thế cho người dùng
  • Có thể điều hướng về trang chủ hay các trang quan trọng nào đó
  • Sử dụng từ ngữ thân thiện với người dùng,…
vi-du-trang-404-nef

Sitemap.xml

Sơ đồ trang web sitemap.xml là một tệp XML liệt kê tất cả các trang / bài viết đang có sẵn trên trang web. Bên cạnh tiêu đề, nó cũng bao gồm ngày xuất bản và ngày cập nhật cuối cùng của nội dung.

Các công cụ tìm kiếm thường sử dụng tệp sitemap.xml để làm hướng dẫn cho vệc thu thập dữ liệu.

Bạn có thể cấu hình tệp này bằng tay hoặc sử dụng các công cụ tự hỗ trợ như xml-sitemaps.com. Đối với wordpress có sử dụng Yoast SEO, đã có tính năng tự động tạo sitemap.xml cho bạn.

Https với SSL

Https viết tắt bởi Hypertext Transfer Protocol Secure – Là sự kết hợp bởi giao thức Http và giao thức bảo mật SSL/STL. Https cho phép tạo nên sự bảo mật và an toàn cho các trao đổi thông tin trên môi trường internet.

Https giúp thông tin trong quá trình trao đổi được mã hóa và bảo mật an toàn, đảm bảo rằng không có ai khác ngoài máy khách và máy chủ có thể để lộ thông tin, dữ liệu ra ngoài. Https hoạt động kể cả khi bạn sử dụng thiết bị truy cập công cộng.

Việc website cần được cài đặt giao thức Https là một tiêu chí quan trong với kỹ thuật SEO. Ngoài ra kỹ thuật này còn quan trọng để quảng cáo Google ADS của bạn được duyệt và nâng điểm chất lượng.

Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang (pagespeed) được xác định trong nhóm tiêu chí Technical SEO quan trọng nhất. Với tất cả chúng ta khi truy cập một trang web nào đó, chuyện gì sẽ xẩy ra nếu thời gian để load trang quá lâu!

Công cụ hỗ trợ đo lường và đánh giá chỉ số tốc độ tải trạng như: Google page speed insights, Gtmetrix,..

Để tối ưu và tăng tốc độ tải trang, chúng ta có thể tham khảo:

  • Nâng cấp máy chủ (hosting) như: CPU, Ram, bộ nhớ SSD, đường truyền,…
  • Nâng cấp phiên bản PHP
  • Tối ưu kích thước và dung lượng hình ảnh
  • Tránh lạm dụng sử dụng plugin
  • Tối ưu các tệp CSS, JS,…
  • Sử dụng Cache trình duyệt
  • Giảm thiểu các tập lệnh trên thẻ <head>,…

Thân thiện mobile

Điều cần làm là kiểm tra và tối ưu tính thân thiện với thiết bị di động (mobile friendly) của trang web. Nếu trang web của bạn chưa được tối ưu, bạn có rất nhiều việc phải làm và đây phải là những việc cần ưu tiên hàng đầu.

Một số lưu ý:

  • Trang nội dung trên thiết bị di động phải cùng nội dung như khi hiển thị trên máy tính
  • Thời gian tải trang nhanh
  • Hạn chế sử dụng cửa sổ bật lên (pop-up)
  • Cỡ chữ và tọa độ các nút liên kết điều hướng cần có khoảng cách nhất định,…

AMP

Hiểu một cách đơn giản về AMP, bạn cung cấp một phiên bản trang web của mình bằng AMP HTML. Đây là phiên bản rút gọn của HTML thông thường. Nó đơn giản hơn, gọn và nhẹ hơn.

Khi bạn tạo các trang AMP cho trang web của mình. Các trang này được lưu trữ và phục vụ cho người dùng thông qua bộ nhớ đệm đặc biệt của Google. Giúp tải nhanh hơn (gần như ngay lập tức) so với các trang thân thiện với thiết bị di động khác.

Cấu hình webmaster tools

Công cụ miễn phí với quá nhiều những tính năng rất mạnh mẽ giúp quản trị viên làm chủ toàn bộ website của bạn. Hãy để cho trang web của bạn biết nói và quan trọng là đạt được hiệu suất tốt nhất.

Thiết lập tài khoản webmaster tools và liên kết với website của bạn và sẵn sàng.

Các tiêu chuẩn SEO kỹ thuật còn khá nhiều vấn đề khác cần đề cập. Nếu bạn quan tâm chi tiết hơn có thể xem tại danh sách checklist SEO được phát triển và áp dụng bởi Nef Digital

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về Technical SEO. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi ý kiến bổ sung hay yêu cầu xin vui lòng liên hệ qua hotline 0246655 2266!


Tóm lược nội dung

Technical seo là gì?

Technical SEO hay còn gọi là SEO kỹ thuật là quá trình tối ưu hóa website với các thành phần cấu tạo nên một website chuẩn SEO. Tối ưu SEO kỹ thuật đặc biệt quan trọng giống như để đảm bảo cho một cỗ máy làm việc với hiệu suất cao nhất.

14 vấn đề kỹ thuật SEO quan trọng

– Tên miền và thuộc tính tên miền
– Robots.txt
– Cấu trúc đường dẫn tĩnh URL
– Cấu trúc trang web
– Breadcrumb
– Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc
– Thẻ Canonical
– Trang 404
– Sitemap.xml
– Https với SSL
– Tốc độ tải trang (Pagespeed)
– Thân thiện mobile
– AMP
– Cấu hình webmaster tools

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Manchester Tú

Hay