Startup là thuật ngữ đang rất phổ biến những năm gần đây, được nhắc đến nhiều trong phát triển kinh tế Việt. Người người, nhà nhà startup, đặc biệt với những người trẻ.
Tuy nhiên, Startup là gì? Thuật ngữ ai cũng hiểu rõ, khá nhiều người nhầm lẫn startup với khởi nghiệp. Nhiều startup mới ra đời nhưng không ít trong số đó thất bại.
Nguyên nhân vì sao dẫn đến thất bại của các startup? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về startup là gì và nguyên nhân thất bại.
Tìm hiểu về thuật ngữ startup là gì?
Thuật ngữ startup khá mới được nhắc đến khá nhiều trong kinh doanh, với những cá nhân, tổ chức mới trên thị trường. Khá nhiều người nhầm lẫn startup và khởi nghiệp là một.
Tuy nhiên, 2 thuật ngữ lại có nhiều điểm khác biệt mà chính người trong cuộc cần hiểu rõ để có chiến lược phù hợp.
Thuật ngữ Startup là gì?
Khá nhiều người vẫn chưa trả lời được câu hỏi: “startup là gì”. Thực tế, thuật ngữ startup khá mới và cũng có nhiều định nghĩa khác nhau cần được làm rõ. Trong đó:
Theo giám đốc điều hành của Warby Parky – Neil Blumenthal, định nghĩa: “Startup là một doanh nghiệp, công ty vận hành để giải quyết các vấn đề mà có giải pháp không chắc chắn và không đảm bảo sẽ thành công.”
Theo Eric Ries tác giả cuốn “the lean startup” – cuốn sách gối đầu giường của mọi công ty startup, định nghĩa: “Startup là định chế/ tổ chức con người được thành lập nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ mới trong các điều kiện không chắc chắn.”
Có thể thấy, startup là thuật ngữ mô tả các doanh nghiệp ở giai đoạn đầu phát triển kinh doanh. Với một số người sáng lập, tập trung phát triển: sản phẩm/ dịch vụ/ công nghệ nào đó được đánh giá là khả thi, nhưng không chắc chắn thành công.
Startup hay còn gọi là khởi nghiệp sáng tạo, vùng đất cho những ý tưởng mới, mang đầy tính rủi ro và không chắc chắn được kỳ vọng sẽ phát triển trong tương lai.
Thuật ngữ khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp là thuật ngữ khá quen thuộc, thường bị nhầm lẫn với Startup. Trong đó, bạn sẽ tự khởi nghiệp kinh doanh riêng, tự tạo ra và quản lý thu nhập của bản thân.
Với khởi nghiệp, bạn có thể phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc mua lại ý tưởng, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa có sẵn.
Khởi nghiệp kinh doanh không cần tạo ra những ý tưởng mới, bạn có thể bắt đầu với những ý tưởng cũ, dựa trên năng lực cá nhân, đánh giá nhu cầu thị trường. Thành lập công ty khởi nghiệp sẽ góp phần không nhỏ, đóng góp cho đất nước, phát triển kinh tế, xã hội.
Sự khác biệt của khởi nghiệp và startup cần làm rõ
Rõ ràng, dựa trên 2 định nghĩa thuật ngữ trên, startup và khởi nghiệp giống và cũng có nhiều điểm khác nhau. Sự khác biệt rõ rệt của startup và khởi nghiệp.
- Khởi nghiệp là bắt đầu một hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh có thể thành công, đã được thị trường đón nhận. Thuật ngữ khởi nghiệp có thể đại diện cho một cá nhân, tạo dựng sự nghiệp riêng.
- Startup là bắt đầu hoạt động kinh doanh với một sản phẩm mới. Trong đó, các sản phẩm/ dịch vụ tập trung phát triển đưa ra thị trường chưa chắc đã thành công, được thị trường đón nhận.
Thuật ngữ startup mô tả một nhóm người, một động từ mô tả phát triển kinh doanh. Bản thân startup giống như sản phẩm của một doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến startup thất bại
Startup là thuật ngữ bắt nguồn từ cộng đồng người Do thái, tại Israel. Phong trào Startup lan tỏa trên toàn thế giới, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển bằng cách tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm, công nghệ mở ra kỷ nguyên mới cho con người.
Nhiều đất nước có phong trào startup phát triển, nổi bật phải kể đến như: Israel, Singapore, thung lũng Silicon…
Tại Việt Nam, phong trào Startup được nhiều bản trẻ hưởng ứng, nhiều chương trình khích lệ startup, đầu tư tạo cơ hội cho những ý tưởng non trẻ phát triển. Nhiều startup ra đời, nhưng cũng không ít trong số đó thất bại. Nguyên nhân do đâu dẫn đến thất bại của startup:
- Thất bại ngay từ ý tưởng – Đây là yếu tố đầu tiên nhưng chiếm tỷ lệ lớn có đến hơn 40% startup thất bại do ý tưởng không mang lại lợi ích, xa rời thực tế, không khả thi và khi đưa ra thị trường không có cầu. Một ý tưởng về sản phẩm/ dịch vụ có thể độc đáo nhưng cần khả thi, tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ mà thị trường cần.
- Không hoặc chưa có một kế hoạch cụ thể – Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến một startup thất bại. Không có kế hoạch cụ thể sẽ khiến các startup đi chệch với mục đích và định hướng ban đầu. Một kế hoạch cụ thể sẽ bao gồm: Nguồn vốn, nhân lực, bộ máy quản lý, chiến lược marketing như thế nào???
- Chiến lược tiếp cận khách hàng yếu kém, nghèo nàn – Thời đại kinh tế số, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn, nếu bạn không nhanh chân sẽ bị đối thủ lấy mất khách hàng. Cần xây dựng chiến lược marketing, tiếp cận khách hàng hiệu quả, phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ và đối tượng mục tiêu.
- Sức cạnh tranh yếu – Nguyên nhân có thể đến từ vốn, nguồn nhân lực quản lý và vận hành startup không hiệu quả. Thiếu kiến thức chuyên môn, kiến thức về thị trường… sẽ khiến bạn bị đối thủ lấn lướt.
- Sự bảo thủ của các startup sẽ là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự thất bại. Thị trường biến động, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro, nhiều yếu tố tác động, yêu cầu startup cần linh hoạt thay đổi, dựa trên định hướng và kế hoạch ban đầu. Không thay đổi sẽ khiến startup mất đi cơ hội và thất bại.
Yếu tố để tạo nên thành công của một startup
Thực hiện startup từ những ý tưởng mới, lĩnh vực mới mẻ không hề đơn giản, nhiều rủi ro và nguy cơ thất bại.
Tìm hiểu thông tin là bước khởi đầu quan trọng mà các startup cần thực hiện, để xây dựng ý tưởng có tiềm năng ngay từ đầu, lựa chọn con đường đúng đắn để tiếp tục. Dưới đây là những yếu tố quan trọng để startup thành công:
- Xác định động cơ phát triển – Trước tiên cần xác định được mục tiêu, động cơ và vai trò của startup trong sự phát triển của doanh nghiệp/ tổ chức. Từ đó điều chỉnh, bổ sung phù hợp các yếu tố còn thiếu.
- Lựa chọn ý tưởng thật kỹ lưỡng – Đây là khâu quan trọng, đánh giá nhu cầu thị trường, cơ hội phát triển với các sản phẩm mới, mô hình doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch làm việc nhóm những người đồng sáng lập. Dựa trên năng lực, kỹ năng của mỗi người để xác định nhiệm vụ, vị trí.
- Chuẩn bị kỹ lưỡng các kỹ năng cần thiết như: quản lý tài chính, ngân sách, marketing tiếp cận khách hàng, khả năng nghiên cứu thị trường – phát triển sản phẩm, quản lý nhân sự hiệu quả,..
- Xây dựng văn hóa startup là yếu tố quan trọng cần thực hiện. Nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn cố gắng nỗ lực vì mục tiêu chung hỗ trợ đồng đội trong quá trình hoạt động, khắc phục các sự cố, rủi ro…
- Giữ tinh thần cầu thị, khẩn trương để tiếp nhận cơ hội. Nhanh chóng tìm ra giải pháp xử lý để đạt mục tiêu trong thời gian ngắn hơn thời gian đặt.
- Tinh thần cầu thị, linh hoạt thay đổi nhưng cần phát triển theo định hướng bán đâu. Tự tin là yếu tố quan trọng giúp các startup xử lý tình huống sự cố hiệu quả.
Yếu tố đặc biệt quan trọng với một Startup thành công
- Sự khác biệt: là yếu tốt tiên quyết, không chỉ riêng startup mà là mọi ý tưởng kinh doanh đều cần đến sự khác biệt
- Mô hình kinh doanh chuẩn mực: một startup cần hoạch định một cách rõ ràng mô hình kinh doanh của mình. Giá trị sản phẩm dịch vụ là gì, phân khúc khách hàng như thế nào, dòng tiền ra sa, các lợi thế cạnh tranh,…
- Triết lý kinh doanh và đội ngũ,…
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được startup là gì? Sự khác biệt của startup với khởi nghiệp kinh doanh thông thường.
Hiểu những vấn đề, nguyên nhân khiến startup thất bại để có kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch mới của bạn và đồng đội.
Trân trọng cảm ơn!
Công Ty CP. Nef Digital
- VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0246655 2266
- Email: Sales@nef.vn
- Website: https://nef.vn