Story Telling: Nghệ Thuật Marketing Truyền Cảm Xúc

story-telling

Marketing bằng cách kể chuyện (Story Telling Marketing) đã có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2018. Và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2019 – 2020 nhờ những kết quả tốt mà nó đem lại.

Càng ngày các nhãn hàng càng thích áp dụng phương pháp kể chuyện trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu. Hãy cùng nhau tìm hiểu về Story Telling – Bí quyết thành công của mọi doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Kể chuyện cho phép các nhà tiếp thị phát triển kết nối sâu sắc hơn với người dùng. Kể chuyện là một kinh nghiệm cơ bản của con người, liên kết mọi người và thúc đẩy các kết nối mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn.

Nguồn: Forbes.com

1. Sức mạnh của kể chuyện (Story Telling) với thương hiệu

Mọi người vẫn hay nói “Ứng dụng nghệ thuật kể chuyện (Story Telling) trong content marketing để chạm tới cảm xúc của khách hàng”. Vậy tại sao nó lại làm được điều đó?

Tại sao lại cần kể chuyện

Tại sao cần kể chuyện?
Tại sao cần kể chuyện?

Bản chất con người luôn thích nghe kể chuyện. Khi nghe một câu chuyện, họ bắt đầu hình dung ra viễn cảnh, con người, âm thanh, mùi vị. Họ đưa bản thân mình vào câu chuyện để suy nghĩ. Câu chuyện khiến những thông tin khô khan nhất trở nên thú vị hơn. Giúp gắn kết con người với con người, con người với sự vật. 

Áp dụng điều này, các doanh nghiệp luôn cố gắng dùng câu chuyện để gắn kết với khách hàng. Nó có thể được thể hiện qua TVC, quảng cáo, fanpage, website,…

Các yếu tố cần có trong một câu chuyện

Nhân vật 

Mỗi câu chuyện thông thường sẽ có các nhân vật và hình tượng nhân vật. Đây không phải nhân vật vô chi vô giác. Nhân vật phải là người có đặc điểm về tính cách, đặc điểm, ngoại hình, gia cảnh cụ thể.

Cấu trúc câu chuyện

Thông thường, một câu chuyện thường gồm 3 phần: mở, thân, kết. Với các tình huống xen kẽ để nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Thường một câu chuyện tốt sẽ bao gồm phần giới thiệu, phải xuất hiện tình huống thắt nút và tháo nút.

Cảm xúc

Cảm xúc chính là lý do để công chúng quan tâm đến câu chuyện của bạn. Muốn chạm đến cảm xúc của công chúng, bạn phải kết nối với họ. Và khiến họ đồng cảm với câu chuyện.

Bạn cần làm cho khán giả sống trong câu chuyện đó. Tuỳ thuộc vào thể loại và diễn biến câu chuyện. Bạn sẽ xây dựng tình huống phù hợp để công chúng chia sẻ cảm xúc với nhân vật.

2. Cách xây dựng Viral Stories

Ý nghĩa sâu sắc

Sau khi để công chúng sống trong câu chuyện, hãy cho họ biết câu chuyện này đáng để họ phải ghi nhớ. Bằng cách tổng kết và diễn giải ý nghĩa của toàn bộ câu chuyện.

Đưa ra thông điệp chủ đạo nhằm giúp rút ra bài học cho chính mình. Nó tác động đến cảm xúc của họ, từ đó làm thay đổi hành động, suy nghĩ, hoặc cách ứng xử. Con người có thể bị dẫn dắt bởi logic nhưng sẽ luôn bị đánh gục bởi cảm xúc.

Gắn công chúng với thương hiệu

Brand-storytelling
Brand-storytelling

Mọi người sẽ có xu hướng chia sẻ những thứ giúp họ cải thiện quan hệ xã hội hoặc giúp họ tăng giá trị của mình: sành điệu hơn, thông minh hơn, nhân ái hơn,…

Hãy nghĩ đến giá trị gia tăng mà khách hàng đem lại khi họ chia sẻ câu chuyện của bạn. Từ đó xây dựng những kịch bản chỉnh chu cho khách hàng. Đồng thời gắn kết thương hiệu bạn. Như vậy câu chuyện của bạn sẽ có tính viral và hiệu quả hơn.

Hình mẫu câu chuyện hấp dẫn 

Bối cảnh của 1 câu chuyện thương hiệu là màu sắc, font chữ, hiệu ứng. Sử dụng màu sắc luôn mang lại hiệu quả cao trong việc khơi gợi cảm xúc. Màu sắc tươi sáng mang lại cảm giác tích cực, màu nóng tràn đầy năng lượng, màu lạnh thể hiện sự trầm tĩnh,..

Khi tạo ra bối cảnh khác lạ, sẽ giúp người đọc tò mò, gia tăng sự chú ý. Cường độ cảm xúc lớn, sự tò mò càng lớn. Vì vậy sử dụng màu sắc trong content viral rất quan trọng.

Như đã nói ở phần 1, bạn nên sử dụng yếu tố con người trong Story Telling. Đừng kể chuyện kinh doanh trong story telling. Hãy kể về những con người đứng sau nó. Đó có thể là bạn, là nhân viên, là khách hàng. Hãy tạo 1 nội dung mà khách hàng có thể nhìn thấy bản thân trong đó và chia sẻ nó.

Điều đó sẽ giúp tạo ra mối liên hệ giữa khách hàng với thương hiệu. Một cách dễ thấy để áp dụng điều này là sử dụng người nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu, đăng tải những hình ảnh được chia sẻ bởi fan, các nội dung cuộc thi chia sẻ khoảnh khắc.

Kết luận

Kể chuyện không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai mà còn là cách thức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người. Story Telling hứa hẹn là một xu hướng marketing bùng nổ trong năm 2019 – 2020.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về chủ đề: Marketing bằng cách kể chuyện. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn về  xu hướng Story Telling. Bài viết được phát triển bởi đội ngũ Nef Digital.

Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ quý vị để thông tin được tối ưu hơn nữa. Mọi yêu cầu xin vui lòng liên hệ:

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email:  Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Manchester Tú

Hay