Telesale là công việc không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, vẫn không ít người nhầm lẫn về nhiệm vụ và chưa hiểu rõ về telesale là gì?
Bạn muốn trở thành một telesale chuyên nghiệp, nhân viên giỏi cần hiểu về đặc trưng công việc cần làm. Chia sẻ dưới đây về công việc telesale sẽ giúp bạn hiểu hơn và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để làm một nhân viên telesale giỏi.
Hiểu về công việc telesale là gì?
Bộ phận telesale trở thành một phần quan trọng của các doanh nghiệp để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng hiệu quả. Nhân viên telesale sử dụng phần lớn thời gian để thuyết phục khách hàng mua hàng. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là tất cả công việc mà một nhân viên telesale cần làm.
Telesale là gì?
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ về telesale là gì? Để bắt đầu với công việc. Telesale là người bán hàng, tiếp cận khách hàng bằng công cụ điện thoại.
Nhân viên telesale sẽ gọi điện, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu của nhân viên telesale sau mỗi cuộc điện thoại là chốt được đơn hàng, mang lại doanh số.
Hiện nay, một nhân viên telesale có 2 dạng:
- Telesale inbound – Nhân viên telesale sẽ nhận cuộc gọi của khách hàng tiềm năng, có nhu cầu gọi điện đến doanh nghiệp để được tư vấn và đặt hàng.
- Telesale outbound – Nhân viên telesale sẽ trực tiếp gọi ra để tìm kiếm khách hàng, từ danh sách số điện thoại có sẵn. Đồng thời thông qua cuộc gọi điện tiếp cận, tư vấn để chốt đơn với khách hàng.
Telesale là công việc quan trọng mang lại khách hàng, doanh số cho doanh nghiệp. Thể hiện sự chủ động của doanh nghiệp trong tìm kiếm khách hàng tiềm năng, dựa trên data khách hàng thu thập được.
Công việc của chuyên viên bán hàng qua điện thoại là gì?
Thuật ngữ telesale có thể phần nào mô tả được nhiệm vụ của công việc. Tuy nhiên, thực tế công việc telesale là gì? Nhân viên telesale sẽ làm gì? Sẽ được mô tả chi tiết qua chia sẻ dưới đây:
- Nhân viên telesale sẽ gọi điện chủ động cho khách hàng tiềm năng hoặc nhận cuộc gọi đến của khách hàng. Thực hiện giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, chào mời sử dụng sản phẩm.
- Nhân viên bán hàng tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ.
- Dựa trên tương tác qua cuộc gọi, nhân viên telesale phân tích insight khách hàng, đánh giá nhu cầu thực tế.
- Tổng hợp và quản lý thông tin liên quan đến khách hàng, cập nhật trên hệ thống dữ liệu. Mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống contact center để quản lý cuộc gọi, nhu cầu khách hàng, giao dịch từ đó đưa ra chiến lược và giải pháp phù hợp.
- Nhân viên xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, marketing, quảng bá về sản phẩm. Đồng thời phối hợp với các bộ phận khác: bộ phận kỹ thuật, đóng gói vận chuyển… để chăm sóc khách hàng.
- Nhân viên telesale chăm sóc và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Xử lý các vấn đề thắc mắc, khiếu nại từ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Nhân viên bán hàng qua điện thoại làm việc theo KPI, tổng hợp số liệu báo cáo với cấp trên.
Mô tả quy trình làm việc của nhân viên bán hàng qua điện thoại
Nhân viên telesales sẽ làm việc tại văn phòng, tiếp cận khách hàng gián tiếp qua điện thoại để tư vấn và chốt đơn. Quy trình làm việc của nhân viên telesale về cơ bản sẽ là:
- Bước 1: tiếp cận thông tin, danh sách, nhóm khách hàng để làm việc.
- Bước 2: Nhân viên sẽ gọi điện và nói chuyện với khách hàng theo kịch bản có sẵn. Mỗi công ty, đặc trưng công ty sẽ có kịch bản gọi điện riêng. Tuy nhiên, nhân viên chỉ dựa trên kịch bản, trong nhiều trường hợp cần linh hoạt, phù hợp với từng khách hàng.
- Bước 3: Tùy vào đặc trưng của sản phẩm dịch vụ, nhân viên telesale có thể tư vấn và chốt đơn luôn hoặc đặt cuộc hẹn với khách hàng. Đặt được lịch hẹn với khách hàng là thành công ban đầu giúp chốt đơn hiệu quả.
- Bước 4: Trường hợp không đặt được lịch hẹn hay khách hàng chưa có nhu cầu, nhân viên có thể chuyển sang xây dựng mối quan hệ, dẫn dắt khách hàng khi có nhu cầu để tạo thiện cảm với người nghe.
- Bước 5: Nhân viên telesale ghi chép thông tin, tổng hợp và thực hiện cuộc gọi tiết theo theo lịch hẹn. Đồng thời thực hiện báo cáo cuối ngày cho người quản lý.
8 kỹ năng để trở thành một chuyên viên telesale giỏi
Để trở thành một chuyên viên telesale giỏi, bán được nhiều hàng không phải điều đơn giản, bạn cần học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng công việc. 8 kỹ năng làm telesale sẽ hữu ích cho bất cứ ai muốn dấn thân vào công việc này:
- Hiểu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp – Đây là điểm quan trọng hàng đầu mà mỗi nhân viên telesale bán hàng cần hiểu rõ. Hiểu về sản phẩm, dịch vụ, đặc trưng, tính năng, các vấn đề kỹ thuật liên quan… kiến thức về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp bạn tư vấn khách hàng suôn sẻ, trả lời khách hàng tốt. Người nghe sẽ thấy được thuyết phục hơn với một nhân viên telesale hiểu về sản phẩm, tăng khả năng chốt đơn hàng.
- Kỹ năng giao tiếp – Quan trọng với một nhân viên kinh doanh telesale. Bạn cần sự tự tin trong giao tiếp, biết cách mở đầu câu chuyện, thể hiện sự tôn trọng với người nghe, đồng thời dẫn dắt câu chuyện theo kịch bản. Không nên quá cứng nhắc trong cuộc gọi. Rèn luyện giọng nói chuẩn, âm lượng vừa phải, nhẹ nhàng sẽ mang lại ấn tượng cho người nghe.
- Kỹ năng xử lý tình huống – Mặc dù đã có kịch bản, tuy nhiên trong cuộc gọi, mỗi khách hàng sẽ có những phản ứng, thắc mắc khác nhau. Nhiệm vụ của nhân viên telesale cần nắm bắt và xử lý tình huống hiệu quả, dẫn dắt cuộc nói chuyện đi đúng hướng, nhắm đến sản phẩm/ dịch vụ nhưng cũng cần chú ý đến tâm lý người nghe.
- Kỹ năng quản lý thời gian – Mỗi nhân viên telesale đều có 8 giờ làm việc mỗi ngày. Việc quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn kiểm soát được khối lượng công việc. Tránh thời gian rảnh rỗi và ảnh hưởng tâm lý đến hiệu suất công việc.
- Kỹ năng lên kế hoạch, kịch bản – Mỗi doanh nghiệp sẽ có KPI riêng cho nhân viên telesale tăng dần theo thời gian và kinh nghiệm. Người làm telesales cần lên kế hoạch để chuẩn bị cho công việc, số lượng khách hàng tiếp trong ngày… Đảm bảo số lượng và chất lượng cuộc gọi. Xây dựng kịch bản chất lượng theo dấu ấn riêng, năng lực của mỗi người.
- Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng – Bạn cần là một người hiểu tâm lý và biết lắng nghe để phân tích insight đối tượng trò chuyện. Thông qua ngữ điệu, các vấn đề thắc mắc… để đánh giá người nghe có nhu cầu, có quan tâm đến sản phẩm dịch vụ không. Từ đó dẫn dắt và tiếp nối câu chuyện hiệu quả.
- Kỹ năng bán hàng – Chốt đơn, đặt lịch hẹn là một kỹ năng mà qua quá trình làm việc, nhân viên telesale có thể hoàn thiện. Sử dụng ngữ điệu phù hợp, kích thích tâm lý người dùng, chốt đơn khi khách hàng có dấu hiệu đồng ý, tránh để thời gian suy nghĩ quá dài.
- Kỹ năng làm việc nhóm – nhân viên telesale không làm việc đơn độc, mà kết hợp với đội nhóm, các bộ phận khác trong công ty để xử lý yêu cầu khách hàng hiệu quả.
Telesale là công việc yêu cầu nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Để trở thành nhân viên telesale chuyên nghiệp, bạn cần hiểu rõ về đặc trưng công việc, chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để xây dựng kế hoạch làm việc mang lại hiệu quả.
Trên đây là bài viết về Telesale là gì? 8 kỹ năng cần có cho người làm telesale. Đội ngũ Nef Digital hy vọng đã cung cấp thêm thông tin nào đó hữu ích cho quý vị. Mọi ý kiến phản hồi hay góp ý xin vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với Nef Digital.
Trân trọng cảm ơn!
Công Ty CP. Nef Digital
- VPGD: Số 11 Hà Kế Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0246655 2266
- Email: Sales@nef.vn
- Website: https://nef.vn